Mẹ&Con - Có con đang học lớp 7 một trường THCS khá nổi tiếng trong thành phố, suốt ngày bé chỉ đến trường rồi về nhà ôn bài, chơi game một mình. Ấy vậy mà chị Minh lại không thể không lo lắng vì cái sự… ít giao du, la cà của con: 'Thấy cháu nó cứ lầm lũi đi về, sau giờ học đa phần là giờ trong phòng riêng. Đang tuổi ăn, tuổi chơi mà không bao giờ nghe nó nhắc đến bất kỳ đứa bạn hay hoạt động vui chơi tập thể nào ở lớp, hỏi sao mà không lo cho được!'. Con đang cô đơn giữa đống đồ chơi Người thứ ba cô đơn Vợ cô đơn trên... Facebook

1. “Bệnh” thích một mình

Đối với lứa tuổi đang diễn ra những biến đổi tâm sinh lý mạnh mẽ thì bạn bè là một yếu tố khá quan trọng để giải tỏa những bức xúc trong cuộc sống. Các chuyên gia tâm lý đều cho rằng cách tích cực nhất mà các bé tuổi teen chọn khi gặp những vấn đề khó khăn trong cuộc sống là “giải tỏa” với bạn bè. Thế nên, nếu vì những lý do nào đấy như học kém, ngoại hình có vấn đề (thường là quá béo hoặc quá gầy còm) bị bạn bè trêu chọc khiến bé tự ti, mặc cảm mà tự cô lập mình sẽ ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của bé.

lo-vi-be-qua-cham-ngoan

Việc buồn phiền, tự tách khỏi mọi người, âm thầm chịu đựng, dồn nén bức xúc lâu ngày sẽ làm bé bị ức chế. Khi có khó khăn, mâu thuẫn gia đình, bé sẽ nhanh chóng bỏ qua bước chia sẻ với người khác mà có thể làm những việc sốc nổi như bỏ nhà đi hay thậm chí… tự tử để “phản kháng”. Do đó, việc quan tâm đến những bất thường của con như chị Minh ở trên là điều cần thiết. Lân la hỏi bạn bè học cùng lớp với con, chị mới biết vào lớp con chị cứ lầm lì, ngồi một chỗ, không tham gia các trò chơi, sinh hoạt của lớp nên hầu như không có bạn bè thân thiết.

2. Quan tâm đến chuyện bạn bè của con

Đừng nghĩ đây là việc vặt vãnh, “con nít” mà không cần để ý. Một chuyên gia tâm lý cho biết tình trạng rối nhiễu tâm lý vì không có bạn bè xảy ra khá bổ biến ở tuổi teen, trong khi thực tế bé rất cần có bạn, nhất là bạn thân. Tình trạng cô đơn, bị bạn bè trêu chọc, cô lập kéo dài sẽ khiến bé tự ti, thu mình lại, buồn chán và không muốn giao tiếp với ai. Điều này dẫn đến tình trạng cáu kỉnh, chán hoặc cảm thấy sợ… đến trường và thích ở phòng riêng một mình. Nếu kéo dài, bé dễ bị trầm cảm, lo âu hay ám ảnh sợ hãi.

lo-vi-be-qua-cham-ngoan

Hướng nội hay nhút nhát không phải là lý do để bé không có bạn mà đa phần là do mặc cảm, thiếu kỹ năng giao tiếp. Như chị Xuân (Q.2) cho hay: “Lúc mới vào cấp hai, bé nhà mình cũng không có bạn bè gì cả. Hỏi mãi cháu mới chịu nói là mỗi lần mở miệng cứ bị bạn bè cười ầm lên vì cái giọng ngọng líu…”. Trong những trường hợp như vậy, ngoài động viên để con bớt mặc cảm, bạn cần khéo léo kết hợp với thầy cô của bé để giúp con hòa đồng trở lại.

Bên cạnh đó, việc tạo không khí cởi mở ở nhà, thường xuyên trò chuyện, lắng nghe bé, tạo điều kiện cho bé nói không những giúp bạn hiểu được tính cách, tâm tư của con, mà còn giúp bé tự tin hơn trong giao tiếp với bạn bè. Cần cho bé lời khuyên trước những thói quen không tốt hoặc vướng mắc trong quan hệ bạn bè, đồng thời khuyến khích con tham gia các hoạt động tập thể để có nhiều bạn hơn.

3. Cho con một mái ấm

Với các bé không có bạn bè, thường cách ly khỏi đám đông, mối quan hệ bất hòa hay không khí căng thẳng trong gia đình sẽ làm cho tình huống ngày càng tồi tệ hơn. Bé dễ có hành động bốc đồng khi bị hiểu lầm, coi thường, thậm chí chỉ là một câu nói “nặng nhẹ” của người thân. Trong các cuộc khảo sát tâm lý tuổi teen, kết quả thu được đều cho thấy có rất nhiều bé cảm thấy cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình. Bạn có thể nói đó chỉ là do cảm xúc “dở dở ương ương” của lứa tuổi teen nhưng cũng không thể phủ nhận hoàn toàn trách nhiệm của mình. Điều bạn cần làm vẫn là cho con một “mái ấm” thật sự.

lo-vi-be-qua-cham-ngoan

Bạn nên giải quyết những vấn đề gia đình một cách yên bình nhất, không để bé bị căng thẳng bởi không khí gia đình… Cần có sự quan tâm hợp lý đối với con. Nên nhớ, con bạn đang ở tuổi teen, lứa tuổi với nhiều “kỳ quặc”, trái tính trái nết. Nếu quá quan tâm, “o bế” con, bé sẽ làm bạn kiệt sức nhưng nếu thờ ơ, thả lỏng, bé sẽ không còn trong tầm mắt của bạn nữa. Trong trường hợp bé có những dấu hiệu trầm cảm, ức chế, khủng hoảng tâm lý, bạn đừng chần chừ việc đưa bé đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả.

Rất nhiều việc bạn có thể làm để giúp con không cảm thấy cô đơn

– Chắc chắn rằng con luôn có ít nhất một, hai người để tin tưởng và chia sẻ. Nếu bạn cảm thấy không thể “bắt sóng” được tâm tư của con, không nên tự ái mà hãy nhờ đến sự giúp đỡ của một người thứ ba, ông, bà, cô dì, chú bác của bé chẳng hạn – để giúp giải quyết bất hòa giữa mẹ con.

– Bạn cần có những thông tin tối thiểu về bạn bè thân của con để có thể liên hệ khi cần thiết. Nếu có thể thân thiện được với bạn bè của con nghĩa là bạn đã tiến thêm một bước trong việc làm bạn với bé của mình.

– Tránh khích bác hoặc xem thường những hành động, tình cảm của con. Với bạn, đó có thể là chuyện “vớ vẩn” nhưng với bé lại là cả vấn đề và thái độ không đúng của bạn có thể làm bé thêm chán nản, thất vọng.

– Luôn yêu thương và để ý thái độ của con. Dù có những ý định bốc đồng nhưng trước khi “hành động”, bao giờ bé cũng có những dấu hiệu cảnh báo mà đôi khi bạn không nhận ra.

Tags:

Bài viết liên quan