Lễ rước ông Công ông Táo là một trong những nghi lễ quan trọng vào mỗi dịp cuối năm của người Việt. Vì thế gia chủ cần phải thực hiện lễ cúng chỉn chu, nghiêm túc để giữ gìn ý nghĩa tâm linh của ngày đặc biệt này. Hãy để Tạp chí Mẹ và Con mách bạn một số điều cấm kỵ không nên làm khi thực hiện nghi lễ cũng như cầu được tài lộc, bình an cho cả gia đình!
Những điều không nên làm trong lễ rước ông Công ông Táo
Không làm lễ cúng quá sớm hoặc quá trễ
Theo truyền thống dân gian, ông Táo chầu trời với Ngọc Hoàng và trở về nhân gian trong vòng 7 ngày, ngày này sẽ tính từ 23 tháng Chạp đến 30 tháng Chạp. Và đối với những năm âm lịch không nhuận, không có ngày 30 thì ngày làm lễ rước ông Công ông Táo về nhà được thực hiện ngày 29 tháng Chạp.
Lễ rước theo quan điểm dân gian được lưu truyền qua nhiều thế hệ, đúc kết giờ cúng đẹp nhất để làm lễ rước ông Táo trở về nhà là giờ Ngọ (11h – 13h), gọi là giờ Long Mã tức Ngọ hóa Rồng.
Kiêng kỵ khi làm lễ rước ông Công ông Táo là không dâng tiền âm phủ
Có nhiều gia đình khi làm lễ cúng, càng dâng nhiều tiền vàng, chư vị Thần linh càng chứng giám và sẽ ban cho nhiều tài lộc. Tuy nhiên, xét về xuất xứ, ông Táo sẽ thuộc cõi Thượng Giới (chầu Trời) nên được xem là bậc thần tiên chứ không phải là âm vong nên không được cúng tiền âm phủ.
Bên cạnh đó, cúng tiền âm phủ vào dịp lễ rước ông Công ông Táo sẽ gây lãng phí, ảnh hưởng xấu đến môi trường vì khói bụi mà còn phạm phải kiêng kỵ khi cúng ông Táo.
Không nên đặt mâm cúng ở khu vực bếp
Đây là một trong những điều kiêng kỵ đặc biệt khi dâng lễ rước ông Công ông Táo mà các gia chủ cần hết sức ghi hết. Theo điển tích, ông Táo được cho là vị Thần trông xem bếp núc củi lửa trong gia đình nên nhiều gia chủ cho rằng nên đặt mâm cúng nơi bếp là đúng đắn nhất. Tuy nhiên, xét về tất cả điển tích và tâm linh từ trước đến nay ta sẽ đúc kết được rằng, ông Công chủ yếu sẽ cai quản đất đai, ông Táo sẽ quản về bếp núc.
Bên cạnh đó, việc thờ cúng nên tiến hành ở những nơi trang trọng, tôn nghiêm. Khi đó, bếp dù được vệ sinh thật sạch sẽ cũng không có được không gian tâm linh tối cao như ở ban thờ – nơi thể hiện được rõ nhất lòng thành và sự hướng nguyện của con người đến Chư vị Thần linh, Tiền tổ.
Chuẩn bị đồ lễ phải chu đáo
Người xưa có câu “Mâm cao cỗ đầy không bằng thành tâm kính lễ”. Tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình mà gia chủ có thể chuẩn bị các mâm cúng chay – mặn khác nhau để dân lễ rước ông Công ông Táo.
Bên cạnh đó, theo các phong tục của địa phương khác nhau, mà khi làm lễ cúng ông Công ông Táo cũng sẽ khác nhau. Nhìn chung, các mâm cúng thường có những vật phẩm sau đây:
- Bình hoa: ưu tiên chọn 1 cành đào hoặc 1 cành mai để đón Tết
- Gà luộc nguyên con (giống như hôm cúng đưa ông Táo về Trời) hoặc nếu không dùng thịt gà, gia chủ có thể chuẩn bị thịt lợn luộc.
- Xôi
- Đồ xào
- Hoa quả
- Bánh kẹo, mứt
- Gạo trắng
- Muối
- Đèn, nến cúng
- Nhang
Không nên thỉnh cầu tài lộc, tình duyên khi làm lễ cúng
Ý nghĩa lớn nhất khi cử hành lễ cúng ông Táo là nhằm đưa các vị Táo về Trời, diện kiến và trình tấu với Ngọc Hoàng về diễn tiến của gia chủ trong năm qua, bao gồm cả chuyện tốt và chuyện xấu. Và với lễ rước các ông về trời cũng giống vậy.
Vì thế, để tránh phạm phải việc khấn sai lệch với ý nghĩa, mục đích của lễ rước ông Công ông Táo, các gia chủ cần hết sức lưu ý, không nên phát tâm khẩn cầu các khía cạnh khác không liên quan như tài lộc, tình duyên, sung túc khi đọc bài khấn vái.
Thực hiện nghi thức rước ông Táo đúng cách
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các món trong mâm lễ vật như trên, người đại diện cho gia đình phải ăn mặc chỉn chu, lịch sự và tiến hành lễ rước ông Táo theo nghi thức sau đây:
- Bước 1: Chuẩn bị mâm lễ cúng thật đầy đủ, trang trọng hoặc ít nhất là thành tâm
- Bước 2: Cầm văn khấn rước ông Công ông Táo về nhà đã được in ra giấy từ trước
- Bước 3: Khi hương nhang đã cháy hơn một nửa, gia chủ tiến hành rải gạo xung quanh và tiến hành lễ hóa vàng mã.
Lưu ý: Gia đình nên chọn những nơi an toàn để hóa vàng mã, tránh các tai nạn khói lửa đáng tiếc xảy ra.
Tránh những món ăn sau đây
Khi chuẩn bị mâm lễ rước ông Công ông Táo, gia chủ cần tránh các món ăn bị xem là kiêng kỵ như các món làm từ bò, chó, vịt, ngan, chim…
Với các gia đình có trẻ nhỏ, bạn nên dâng lễ với gà luộc hoặc con gà cồ mới lớn còn đang tập gáy là lựa chọn phù hợp nhất. Hàm ý thỉnh Táo quân và xin Ngọc Hoàng ban cho trẻ nhỏ có thể hay ăn chóng lớn, vẹn cả trí tuệ – thể chất. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể dâng lễ cúng với mâm cỗ chay hay mặn đều được.
Lưu ý rằng, thờ cúng quan trọng nhất là tấm lòng thành, tâm an nên rất kỵ các việc có suy nghĩ sai lệch, tà ác, ích kỷ, vì như thế sẽ phạm vào các tội bất kính, không giữ được ý nghĩa tốt đẹp của nghi thức thờ cúng.