Mẹ&Con - Nếu bé nhà bạn thường hay nổi nóng, tức giận… dưới đây là 6 cách mẹ cần tham khảo để giúp bé thoát khỏi cơn giận dữ của bé. Trẻ em cũng bị stress mà đôi khi mẹ không để ý Chồng cảm thấy nản khi vơ ghen tuông bồng bột và thiếu kiềm chế Một em bé tử vong do vừa bú bình vừa ngủ

1. Bữa ăn nhẹ thông minh

Bạn nghĩ rằng tức giận vì lý do… đói chỉ ảnh hưởng đến người lớn? Điều đó cũng có thể xảy ra cả ở trẻ em nữa đấy. Người lớn có thể kiềm chế được cảm xúc của mình, còn trẻ em thì không dễ dàng như vậy. Hãy chuẩn bị một số món ăn chứa nhiều protein và chất béo như: Pho mát, bánh quy, bơ, đậu phộng hay một quả trứng luộc để “tiếp sinh lực” cho não bộ và các cơ quan khác hoạt động có hiệu quả nhất.

2. Có một giấc ngủ ngắn

kiềm chế được sự tức giận của con

Giấc ngủ ngắn sẽ giúp bé thư giãn hơn – Ảnh minh họa

Nếu đói không phải là vấn đề ảnh hưởng đến sự giận dữ của bé, thì có thể nguyên nhân chính là giấc ngủ. Trước khi tham gia một trò chơi hay di chuyển một chặng đường dài, bé cần nghỉ ngơi nhiều để có sức khỏe. Cơ thể của bé đang trong độ tuổi phát triển nên cần ngủ khoảng 12 tiếng/ ngày. Khi bé “bức xúc” một điều gì đó, bạn cần giúp bé trở về trạng thái thư giãn bằng cách ngủ một giấc ngắn.

3. Đi bộ

Không khí trong lành có tác dụng giúp tinh thần thư giãn, thoải mái. Vì vậy, bạn có thể đưa bé đi dạo khi tâm trạng không được ổn định. 30 phút đi bộ có thể giúp bạn thiết lập tinh thần thoải mái cả ngày.

4. Đọc sách trên giường

kiềm chế được sự tức giận của con 1

Mẹ và bé cùng nhau đọc sách – Ảnh minh họa

Hãy cho bé ngồi trên giường đọc sách cùng mẹ, thoải mái đọc các loại sách khác nhau… Nếu bạn bận việc gì đó, ra quy định bằng cách nói với bé: “Mẹ phải đi ra ngoài một chút, sau đó sẽ quay lại để nghe con kể tất cả những câu chuyện đã đọc”. Đảm bảo bé sẽ không nghĩ đến sự bực bội trong lòng, thay vào đó là tĩnh tâm hơn vì chăm chú nghe mẹ đọc chuyện.

5. Dùng sự nhiệt tình để phân tâm

Mẹo này rất dễ dàng và hiệu quả. Đơn giản chỉ cần lấy ngón tay của mình, chỉ vào một cái gì đó và chuyện trò với niềm đam mê: “Nhìn kìa, con có thấy nó phát sáng không?“ Ôi, có một vật rất cao trên trần nhà… Hãy hỏi những câu dạng như không có câu trả lời chính xác, bé khó có thể “bùng phát” cơn giận dữ trước sự hài hước và chân thành của bạn.

6. Nói lời giúp đỡ

Nếu bé giận dữ vì không làm được việc do thiếu kiên nhẫn, đừng chê bai. Làm như vậy sẽ chỉ khiến bé tủi thân và muốn khóc. Dỗ dành bé bằng cách nói những câu như “Mẹ có thể giúp đỡ con không” để xoa dịu tình hình và làm cái đầu đang “bốc khói” của bé dịu đi ngay lập tức. Khi tham gia vào trò chơi cùng với bé, hãy khéo léo truyền tải cho bé hiểu: “Thay vì rên rỉ, hãy nói với mẹ, mẹ có thể giúp đỡ con”.

Theo Todaysparent

sp

Tags:

Bài viết liên quan