Mẹ&Con - Có rất nhiều bé sẽ rất bướng bỉnh và không chịu "khuất phục" trước chúng ta để nhận đó là lỗi của mình đâu. Vậy nên muốn trẻ học được cách xin lỗi thì trước tiên chúng ta cần làm gương cho con và giải thích giúp con tự nhận lỗi. Học cách bố mẹ Tây dạy con nói cảm ơn Nghệ thuật nói lời xin lỗi trong hôn nhân Vợ chồng không dễ nói lời xin lỗi

Chúng ta cần và nên tự chủ động xin lỗi khi bạn làm gì đó sai, thậm chí bạn cần phải xin lỗi cả những em bé mới mấy tháng tuổi khi mình sai. Và đi kèm với lời xin lỗi là việc giải thích để giúp bé thích ứng và hiểu tại sao bạn lại phải xin lỗi bé. 

lam-sao-de-giup-con-tu-nhan-loi-ve-minh

1. Phân biệt giữa điều đúng – điều sai

Hãy dạy con nhận biết rằng cái này con làm đúng và cái này con làm sai, con cần phải xin lỗi. Và luôn nhất quán trong cách dạy con để bé có ý thức và nhận thức giữa việc đúng – việc sai. Đây là yếu tố quan trọng để giúp bé biết được rằng tại sao bé cần phải xin lỗi và phân biệt được điều gì đó khi bé đang làm là không đúng.

2. Dạy bé biết nhận lỗi và tự nhận lỗi

Nếu như bé nhà bạn rất cứng đầu trong việc dạy bảo, thì bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để khuyến khích, thậm chí dỗ ngọt để bé chịu xin lỗi. Nói như vậy có nghĩa là bạn không nên ép buộc bé làm việc này theo đúng như ý của bạn. Có rất nhiều cách để giúp bạn tiếp cận với con như bạn cũng có thể để bé sang một bên, trò chuyện với bé và giúp bé thay thế từ để nói trong trường hợp bé có lỗi ngoài ý muốn như “Con buồn vì đã làm hư đồ chơi của em”, “Con không cố ý làm bể ly”… thay cho lời xin lỗi. Không nên quát tháo hay dùng những từ ngữ để dọa dẫm và ép buộc bé phải nhận lỗi và xin lỗi mình.

lam-sao-de-giup-con-tu-nhan-loi-ve-minh

3. Giúp con nói câu xin lỗi chân thành

Lời xin lỗi nói ra rất dễ, nhưng để làm sao bé chịu nói được lời xin lỗi chân thành thì rất khó. Nói cách khác, phải giúp bé tránh xin lỗi như kiểu cho có hoặc lấy lệ mà phải xin lỗi một cách chân thành và xuất phát từ trái tim. Bằng các cách như: nhìn thẳng vào người đối diện, khoanh tay cúi xuống (nếu là người lớn hơn bé) để nói câu xin lỗi.

4. Đặt ra nhiều trường hợp giả định

Để giúp trẻ hiểu hơn về việc xin lỗi, bạn cũng có thể tạo nhiều các hoạt động giả định, ví dụ như bạn giẫm vào chân bé và bạn nói câu xin lỗi trước mặt bé hoặc bé vẽ bậy lên bàn thì bé phải biết xin lỗi bạn và hỏi bé rằng bé làm như vậy có đáng để xin lỗi bạn hay không? 

Tags:

Bài viết liên quan