Mẹ&Con - Phản ứng tức giận thái quá của bố mẹ chỉ làm tăng tần suất hành vi 'ngỗ ngược' của trẻ. Hãy cất món đồ đó đi để dạy trẻ về nguyên nhân - kết quả. Có nên dạy con bằng đòn roi? 5 điều không nên làm trong cách nuôi dạy con

Trẻ từ 18 tháng đến 3 tuổi có xu hướng rèn luyện các kỹ năng vận động đôi tay tinh vi hơn và quăng, ném là một “trò chơi” khiến trẻ thích thú. Khi dùng tay ném một vật ra xa, trẻ sẽ phải sử dụng các ngón tay nhiều hơn, phối hợp linh hoạt giữa cánh tay – cổ tay – ngón tay, giữa tay và mắt… Mọi đứa trẻ phát triển bình thường đều trải qua giai đoạn này nhưng đôi khi nó lại khiến cha mẹ “phát điên” lên vì đồ đạc trong nhà luôn lộn xộn, chưa kể đến việc “tổn thất nặng nề” những đồ dễ vỡ. Chia sẻ dưới đây là kinh nghiệm thực tế của một bà mẹ giúp kiểm soát trẻ “vui chơi trong quy củ”, có thể đem lại nhiều thông tin hữu ích cho các trường hợp tương tự.

1. Nhận thức đúng đắn về hành vi của trẻ

Làm được điều này không chỉ giúp bố mẹ biết cách hỗ trợ bé phát triển mà còn khiến cho tinh thần của bố mẹ thoải mái ngay từ đầu. Trẻ trong độ tuổi này có thể có những hành vi “ngỗ ngược” nhưng thực chất đó là một cách để bé giao tiếp với xung quanh, giống như một thứ “ngôn ngữ sơ khai”. Cũng như vậy, bé quăng ném đồ vật có thể là đang muốn khám phá, học cách sử dụng hay gây sự chú ý, cầu cứu giúp đỡ… Khi tìm hiểu ra lý do vì sao trẻ làm như vậy, bố mẹ sẽ điều chỉnh được hành vi của trẻ dễ dàng hơn.

Ví dụ khi tôi quan sát con của mình và nhận ra rằng nếu tôi không để ý đến bé, lờ bé đi thì đôi khi bé sẽ ném đồ chơi về phía tôi để gây sự chú ý. Tôi cũng để ý thấy rằng, bé hay ném quả bóng về phía anh của mình để anh bắt lấy và ném ngược lại cho bé – bé chơi cùng anh. Vì vậy, khi bé ném những món đồ khác, có thể bé cũng nghĩ đó là một trò chơi yêu thích.

2. Không phản ứng thái quá

Đôi khi, hành vi quăng ném đồ vật của trẻ có thể gây ra tổn thất hoặc (không may) làm người khác bị thương. Nếu bố mẹ tỏ ra giận dữ, phản ứng thái quá trong trường hợp này còn khuyến khích trẻ tăng dần tần suất thực hiện hành vi đó. Bởi như vậy là trẻ đã thành công khi có thể khiến người khác (bố mẹ) tương tác với trẻ.

3. Bình tĩnh phản ứng lại hành động của trẻ (dù không thích điều đó chút nào)

Thay vì phản ứng tức giận với hành động của trẻ, bố mẹ hãy tìm hiểu xem có phải trẻ đang cần sự giúp đỡ hay không để hỗ trợ trẻ những điều có thể. Hãy hít thở sâu nếu bố mẹ cảm thấy mình đang mất bình tĩnh và cũng không cần phải đáp trả bé ngay nếu bố mẹ thấy trong người đang nóng giận.

4. Giao tiếp và cho trẻ lựa chọn

Khi bé ném đồ vật, tôi thường giải thích cho con hiểu những thứ gì con có thể dùng để ném và thứ gì không. Ví dụ, tôi bảo bé: “Những miếng xếp hình lego dùng để con xây nhà, không được ném vào người anh”. Tôi thường vừa nói vừa làm luôn để bé hiểu được ý nghĩa trong câu nói của tôi. Vì thế, khi vừa nói với bé như trên, tôi nhặt những miếng đồ chơi và xếp chúng lại với nhau, hướng dẫn con làm theo. Còn nếu con vẫn tiếp tục quăng ném, tôi sẽ cất chúng đi.

Tương tự như vậy, nếu bé ném đồ ăn, tôi sẽ nói “Thức ăn là để ăn, con không được ném đi. Nếu con ném đi hết, con sẽ không có gì để ăn và bụng sẽ đói”. Tôi đưa ra hậu quả của sự việc và sau vài lần, con sẽ hiểu rồi thay đổi hành vi tốt hơn.

kiem-soat-thoi-quang-do-de-kiem-ham-hanh-vi-ngo-nguoc-cua-be

5. Lặp lại chuỗi hành động nguyên nhân – kết quả

Nếu con trai của tôi vẫn tiếp tục ném đồ, không thay đổi hành vi tốt lên, tôi sẽ cất hết những đồ vật đó đi và một thời gian sau lại lấy ra để hướng dẫn bé từ đầu. Bằng cách này, bé sẽ dần hình thành ý niệm về nguyên nhân – kết quả trong hành động của mình.

6. Cho phép trẻ thể hiện cảm xúc

Đôi khi, trẻ có thể nổi cáu, ăn vạ, gào khóc nếu không được làm theo ý mình. Đó là phản ứng bình thường và bố mẹ không nên nhượng bộ vì mục đích cuối cùng là giữ an toàn cho trẻ cũng như những người xung quanh. Trong trường hợp đó, tôi có thể nói vài câu dỗ dành bé (nhưng vẫn kiên quyết không cho bé quăng ném đồ vật), im lặng hoặc đứng bên cạnh bé. Tôi không để bé ở một mình vì tôi không tin rằng thời gian có tác dụng tích cực. Tôi chỉ tách bé ra khỏi những món đồ bé đang dùng để quăng ném để bé biết đó là việc không được phép làm, còn mẹ vẫn luôn bên cạnh yêu thương bé.

7. Cho bé cơ hội được chơi trò ‘quăng ném’

Bố mẹ hãy đưa trẻ ra sân chơi mỗi ngày, hướng dẫn con chơi trò ném bóng và thông qua đó giải thích cho con khi nào, ở đâu con có thể làm theo ý thích của mình. Vì hành động này có tác dụng tốt cho bé phát triển, bố mẹ không nên cấm đoán.

8. Kiên nhẫn

Cuối cùng, điều tôi muốn nói là bố mẹ cần kiên nhẫn hơn với những đứa trẻ trong độ tuổi này. Hầu hết các hành động đó của trẻ đều sẽ hết khi thời gian qua đi nhưng nếu không được uốn nắn, trẻ sẽ chậm phân biệt được đâu là điều được phép và không được phép. Qua từng giai đoạn phát triển của bé, bố mẹ cũng có cơ hội rèn luyện để trưởng thành hơn.

Tags:

Bài viết liên quan