Kiểm soát cơn tức giận của bản thân sẽ giúp cuộc sống của bạn bớt đi rất nhiều những phiền toái, hậu quả của cơn tức giận, giảm đi khả năng gây ra lời nói, hành vi làm tổn thương người khác và cả bản thân mình. Những khi bốc đồng, khả năng tập trung sẽ giảm đi, con người chỉ muốn làm theo cơn nóng nảy của mình… điều này trong quan hệ giao tiếp sẽ tác động mạnh mẽ đến thu nhập cũng như địa vị xã hội.
Quản lý cảm xúc không phải nói được sẽ làm được trong ngày 1 ngày 2, bạn sẽ phải mất rất nhiều thời gian để làm điều này. Nhưng bạn sẽ tận hưởng được nhiều hạnh phúc và có nhiều mối quan hệ tốt đẹp hơn. Hãy cùng Tạp chí Mẹ và Con mách bạn những việc nên làm để kiểm soát cơn tức giận tốt hơn nhé!
Cách kiểm soát cơn tức giận hiệu quả
Nghĩ đến trách nhiệm của bản thân
Khi rắc rối xảy ra, con người có xu hướng tìm cách quy trách nhiệm lại cho người khác, thậm chí đôi khi họ cũng nghĩ rằng bản thân mình thật sự không làm sai gì, nhưng thực tế lại hoàn toàn khác. “Tại anh, tại chị…” sẽ là những từ đầu tiên bạn có thể thốt ra trong tâm trạng bực bội, khó chịu. Nhưng nếu bạn nghĩ đến trách nhiệm của bản thân trong tất cả mọi chuyện trước để tập trung xử lý nó hơn là phàn nàn và đổ lỗi cho người khác, bạn sẽ kiểm soát cơn tức giận hiệu quả hơn.
Hãy bắt đầu tập nghĩ đến cách sống có trách nhiệm hơn trong những rắc rối có liên quan đến mình, về những việc mà mình nên làm hoặc những việc mình phải làm như thế này mới đúng, mình cần chủ động nhờ sự giúp đỡ của mọi người hơn là tự ý làm.
Kiểm soát cơn tức giận bằng một chiếc gương
Khi mất bình tĩnh sẽ làm bạn nổi cáu, nhau mày và bắt đầu to tiếng, thậm chí xảy ra xô xát nảy lửa. Vì thế, khi bực tức gì đó, hãy tìm một nơi có gương và nhìn vào mình, vì chẳng ai muốn thấy bản thân mình đang trong trạng thái tức giận cả.
Khi bạn nhìn vào mình trong gương lúc tức giận, bạn sẽ thấy mình thật đáng sợ và xấu xí. Điều bạn cần làm là phải tỉnh táo để nhìn nhận sự việc một cách toàn diện, đầy đủ hơn. Đừng bao giờ để cơn tức giận làm hạn chế đi sự minh mẫn của bạn.
Không thù hận, ác cảm
Người ta thường nói, việc không tha thứ và căm ghét ai đó giống như bản thân đang uống thuốc độc nhưng lại mong người khác chết. Điều này không những làm tiêu hao đi năng lượng, thời gian của bạn một cách không hề đáng mà còn làm vẩn đục tư tưởng của bạn, đẩy bạn xuống mức thấp nhất của sự tiêu cực.
Hãy để mọi thứ qua đi, học cách tha thứ cho người khác và thoát khỏi những mặt tâm tối của hận thù, hãy chỉ những đến về việc mình có thể làm để có một tương lai tốt đẹp hơn là cứ đăm đăm về quá khứ tồi tệ và những lỗi lầm của người khác.
Tập trung vào giải quyết vấn đề và không tranh cãi
Không ai là hoàn hảo trên đời này, ai cũng có thể mắc phải những sai lầm và quan trọng là điều đó xảy ra là không ai muốn. Dù cho bạn có tức giận đến mức nào, trách mắng những lỗi lầm của người khác một cách thậm tệ thì ngay cả bạn và họ đều không giải quyết được vấn đề gì cả.
Tốt hơn là nên dừng lại việc phàn nàn, đánh giá lại và ưu tiên cùng nhau tìm ra phương án để giải quyết vấn đề trước mắt, để hạn chế tối đa hậu quả mà nó có thể gây ra. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát cơn tức giận của mình hiệu quả.
Không nên trả đũa khi tức giận
Trong lúc tức giận, chắc chắn nếu không thể nói được thành lời, bạn sẽ viết ra thật nhiều thật nhiều những điều không tốt đẹp và có thể làm tổn thương cho nhiều người, thậm chí còn phá hỏng sự nghiệp của bạn, làm cho tương lai của bạn dần đi sớm bế tắc, nhiều thù oán phát sinh.
Tốt hơn, hãy để tâm trạng bình tĩnh hơn, sau đó thật sự cân nhắc về những việc mình làm, suy nghĩ đến cái giá mà mình phải trả sau việc làm đó. Đừng để những giây phút bốc đồng làm bạn mãi ân hận về sau.
Vẽ ra giấy những bông hoa
Một trong những cách kiểm soát cơn tức giận được nhiều người thực hiện thành công, đó là thay vì nổi nóng với một ai đó, hãy cố gắng đừng nói gì, tìm một không gian yên tĩnh để trấn an bản thân và vẽ ra những bông hoa, suy nghĩ về những điều tốt đẹp mà người đó đã làm cho bạn.
Hãy tìm những lý do mà bạn cần biết hơn cho người đó, đừng vì những phút tức giận mà làm tổn thương người từng giúp đỡ mình. Đánh giá lỗi lầm một cách khách quan sẽ giúp cho bạn học được cách đối xử công bằng hơn với người khác và cả bản thân bạn.
Không nên suy nghĩ quá tiêu cực
Nếu bi quan làm cảm xúc của bạn bị “tuột dốc” không phanh, qua thời gian đi không giải quyết được một sự việc nào đó khiến bạn bị càng dồn nén và sự căng thẳng như một quả bom nổ chậm trong tâm trí bạn. Vì thế, hãy học cách đối diện với thực tại, học cách chấp nhận và tìm cách khắc phục, tích cực hơn trong suy nghĩ. Thay vì cứ tiếp tục hỏi “Mình đã làm gì sai mà phải nhận về những điều này?”, hãy thay đổi thành “Mình nên làm thế nào để tốt hơn”.
Vì nếu bạn đối mặt với nỗi sợ, bạn sẽ thấy rằng điều đó không kinh khủng đến mức như bạn nghĩ. Giữ một tâm trí tích cực sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu và ít nổi nóng hơn.
Học cách đối mặt với khó khăn
Nếu bạn biết trước được bạn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách trong thời gian sắp tới, nhưng bạn lo sợ rằng mình sẽ dễ dàng nổi nóng và phá hỏng mọi chuyện. Thay vì cứ phải trốn tránh và sợ hãi, hãy tìm cách để đối diện với chúng.
Hãy tập tranh luận một cách văn minh, để khi vào tình huống thật sự, bạn sẽ kiểm soát cơn tức giận của mình tốt hơn.
Tập nhìn nhận lại vấn đề
Đôi khi bạn thấy bản thân đang rất tức giận, bạn hãy thử nhìn lại xem lý do gì khiến bạn giận dữ đến vậy. Nghĩ một chút về sự tức giận này có thể gây ra những hậu quả gì, về người gây ra nó ảnh hưởng gì đến bạn, họ có phải là người thân hay sếp của bạn không, đừng để “cái tôi to hơn cái mình” đến khi sự việc qua đi giật mình hối hận. Kiểm soát cơn tức giận thành công là khi bạn nhìn nhận được vấn đề một cách khách quan hơn.
Tìm cách giải tỏa cảm xúc
Kiểm soát cơn tức giận là tốt, nhưng kiềm chế cảm xúc quá nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn. Bản thân bạn có thể tự tìm cách giải tỏa cơn tức giận bằng nhiều cách khác trước khi đối diện để nó không còn cơ hội bùng lên mạnh mẽ. Một số cách bạn có thể áp dụng như:
- Chia sẻ cảm xúc thật sự của bạn với những người bạn tin tưởng, có thể là cha mẹ, có thể một người bạn rất thân.
- Tập thể dục thường xuyên giúp não bộ tập trung hơn và kiểm soát cơn tức giận tốt hơn.
- Uống gì đó thật lạnh để giúp kiềm chế cảm xúc hiệu quả.
- Thiền định và rèn luyện thể dục thường xuyên.
- Viết nhật ký cũng là một hình thức lành mạnh để kiểm soát cơn tức giận rất hiệu quả. Đây là “chốn” mà bạn có thể giải thoát các ý tưởng và cảm xúc tiêu cực của mình mà không làm tổn thương bất cứ ai. Sau một khoảng thời gian, lúc bình tĩnh hơn hãy đọc lại, bạn sẽ cảm thấy cảm xúc bực tức của mình lúc này thật nhỏ bé.
Trong xã hội nhiều phức tạp và cạnh tranh, nếu bạn học được cách kiểm soát cơn tức giận, làm chủ bản thân mình, bạn sẽ nhanh chóng đi đến thành công hơn. Đừng “giận quá mất khôn”, vì không ai có thể nhận thức được hậu quả của việc không giữ được bình tĩnh!