Mẹ và Con - Hiện tượng đổ lỗi cho nạn nhân ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn trong bối cảnh mạng xã hội và các phương tiện truyền thông có tốc độ phát triển chóng mặt.

Đôi khi, cộng đồng mạng sẵn sàng tỏ thái độ công kích, mạt sát nạn nhân dù chưa rõ sự tình. Vậy vấn nạn đổ lỗi cho nạn nhân – Victim Blaming xuất hiện do những nguyên nhân nào?

Hãy cùng Tạp chí Mẹ và Con theo dõi bài viết phân tích sau đây để hiểu hơn về Victim Blaming. 

Hiện tượng đổ lỗi cho nạn nhân rất đáng quan ngại

Giải thích thuật ngữ Đổ lỗi cho nạn nhân (Victim Blaming)

Đổ lỗi cho nạn nhân – Victim Blaming là hành vi quy kết lỗi lầm thuộc về trách nhiệm của người bị hại. Vấn nạn này thường xảy ra khi tranh cãi về nguyên nhân của các vụ xâm hại tình dục. Rất nhiều nạn nhân đã phải chịu sự công kích của cộng đồng mạng và cho rằng sự cố xảy ra là do những yếu tố như hành vi và trang phục của nạn nhân. 

Ví dụ cụ thể hơn về Victim Blaming như sau, khi một cô gái bị kẻ xấu cưỡng bức, rất nhiều người cho rằng lỗi là do cô gái không chọn trang phục kín đáo và không biết cách bảo vệ bản thân. Một số người khác thậm chí còn ác miệng cho rằng cô gái bị cưỡng bức vì có những hành động khiêu khích sự tò mò của kẻ xấu. 

đổ lỗi cho nạn nhân
Đổ lỗi cho nạn nhân

Điều đáng buồn là hiện tượng đổ lỗi cho nạn nhân lại xảy ra thường xuyên. Không chỉ những người ngoài quy chụp lỗi lầm cho nạn nhân, chính người bị hại cũng có suy nghĩ sự cố xảy ra là do bản thân chưa cẩn trọng. Có thể nói, xu hướng “Victim Blaming” đang dần đi sâu vào tiềm thức của chúng ta. 

Tại sao lại có hiện tượng đổ lỗi cho nạn nhân

Theo nghiên cứu từ các chuyên gia tâm lý, hiện tượng này xảy ra do phần lớn chúng ta không nhìn nhận đến những yếu tố khách quan của sự cố.

Nạn nhân bị đổ lỗi bởi đám đông cho rằng nguyên nhân của sự việc đến từ những yếu tố bản chất chứ không phải những tác động bên ngoài. Một ví dụ dễ hiểu nhất bạn có thể tham khảo, đó là khi được điểm kém, bạn sẽ nhìn nhận nguyên nhân sự việc do đề bài khó. Tuy vậy, khi một người khác bị điểm kém, bạn lại có xu hướng cho rằng họ chịu sự cố như vậy vì chưa chăm chỉ ôn tập. 

Bên cạnh đó, xu hướng Victim Blaming còn đến từ sự tin tưởng của chúng ta vào một thế giới công bằng. Cụ thể, những sự việc xảy đến với chúng ta ở hiện tại chính là kết quả của quá khứ. Vậy nên, khi một người bị hại, cộng đồng có xu hướng đổ lỗi cho những việc làm của nạn nhân trong quá khứ.

Lối suy nghĩ này được thể hiện rõ nhất qua những câu nhận xét “Không có lửa làm sao có khói” – một trong những lời nhận xét quen thuộc khi ai đó muốn đổ lỗi cho nạn nhân. 

Hệ lụy của Victim Blaming – Đổ lỗi cho nạn nhân

Vấn nạn đổ lỗi cho nạn nhân có thể tạo ra một chu kỳ bạo lực tinh thần và những hậu quả khó lường. Người bị hại sẽ có cảm giác xấu hổ khi công khai sự việc, từ đó họ sợ hãi và dần chần chừ hơn khi báo cáo một tội ác. Nạn nhân dần cảm thấy có cảm giác thiếu tự tin, thấp kém, không dám thể hiện quan điểm và chia sẻ câu chuyện vì sợ bị công kích. 

“Kẻ tổn thương lại muốn tổn thương người khác” – câu nói này dường như khá đúng với một phần cộng đồng. Rất nhiều người chịu sự công kích từ cộng đồng lại nảy sinh sự oán hận và mất đi thiện cảm với những người xung quanh. Họ dễ dàng buông lời cay nghiệt với nạn nhân như một cách “trả đũa” cho những gì cộng đồng đã làm với họ. 

Victim Blaming là gì

Nạn nhân sau khi bị đổ lỗi dần trở nên sợ hãi và mất đi hy vọng vào một xã hội công bằng. Họ trở nên khép mình hơn, một số thậm chí còn đối mặt với những vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu

Giải pháp để ngừng Victim Blaming với bản thân và người khác

Hãy học cách thông cảm cho người khác

Trong cuộc sống, chúng ta không thể tránh khỏi những lỗi lầm. Ngừng đổ lỗi cho bản thân, thông cảm hơn với những nạn nhân khác sẽ giúp bạn thấy cuộc sống tốt đẹp hơn. Để tiến tới nhiều mục tiêu cao hơn, bạn nên học cách ngừng đổ lỗi cho bản thân, từ đó bạn sẽ có sự thông cảm với các nạn nhân đang bị công kích bởi cộng đồng. 

Thừa nhận trách nhiệm và hiểu được lỗi sai của bản thân, hạn chế việc đổ lỗi cho người khác. Việc chấp nhận bản thân làm sai sẽ giúp bạn có động lực sửa đổi và hoàn thiện bản thân thay vì tiếp tục đổ lỗi và tránh né trong suốt cuộc đời. 

Biết yêu thương bản thân và tử tế với chính mình

Quan tâm và yêu thương bản thân nhiều hơn, hạn chế những năng lượng tiêu cực từ việc đổ lỗi. Tử tế với chính mình là một cách để bạn suy nghĩ cảm thông và bao dung hơn với mọi chuyện, từ đó nhận ra những điểm mạnh và tiếp tục phát huy. Có được những khía cạnh tích cực trong tính cách sẽ giúp bạn nhìn nhận những cuộc tranh cãi trong cộng đồng thấu đáo hơn. 

Tại sao lại có hiện tượng đổ lỗi cho nạn nhân

Ngưng phán xét người khác cũng như không tự chỉ trích bản thân

Dừng việc chỉ trích bản thân để không buộc tội và quy chụp lỗi lầm cho người khác. Bạn nên hạn chế phán xét người khác vì hành động này chỉ gây lãng phí thời gian chứ không làm bản thân bạn trở nên xuất sắc hơn. Hãy trải nghiệm cuộc sống bằng thái độ tích cực để mỗi ngày trôi qua ngập tràn niềm vui. 

Giúp đỡ và chia sẻ với nạn nhân

Giúp đỡ các nạn nhân bị Victim Blaming cũng là một cách để xoa dịu tinh thần của bạn. Người bị hại phải chịu cú sốc sau sự việc, lại thêm sự công kích từ cộng đồng nên tâm lý bị ảnh hưởng rất lớn. Bạn hãy dành thời gian lắng nghe và khích lệ họ chia sẻ để nạn nhân cảm thấy được an ủi và nhẹ lòng hơn. Tử tế với người khác cũng là cho mình một cơ hội được đồng cảm và chia sẻ, hiểu hơn về nhiều khía cạnh trong cuộc sống. 

Đổ lỗi cho nạn nhân hay phán xét họ không hề nâng tầm của chúng ta cao hơn. Những điều kém may mắn có thể tìm đến với bạn vào một ngày nào đó. Sẽ có những thời điểm bạn cũng phải chịu chỉ trích khi là nạn nhân trong một sự cố. Vì thế, hãy cố gắng đặt mình vào vị trí của nạn nhân để hiểu và dành sự thấu cảm cho họ. Thay vì đổ lỗi cho nạn nhân, gạt đi những định kiến và lắng nghe tường tận câu chuyện sẽ giúp bạn nhìn nhận thấu đáo hơn. 

Bài viết liên quan