Mẹ&Con - Chuyện một đứa trẻ cấp 2, cấp 3 sở hữu riêng cho mình một chú “dế”, sử dụng nhoay nhoáy để nhắn tin, chụp hình, nghe nhạc… đã không còn là chuyện lạ. Thế nhưng, những hệ lụy đằng sau việc cho con nuôi “dế” thì không phải phụ huynh nào cũng biết… Con trai đốt nhà vì mẹ không cho tiền mua điện thoại Đau lòng những vụ trẻ chết thảm vì cha mẹ mải chơi điện thoại Trẻ rất dễ coi phim sex trên điện thoại

Không có “dế” thì con… không đi học!

Vợ chồng chị Lê Trân (Quận 2) ngớ người và hết hồn khi một buổi tối, con phụng phịu ra “tối hậu thư” như thế. Hỏi con cần dùng “dế” làm gì? Cô “tiểu thư” Thiên Thư mới 14 tuổi nhõng nhẽo:

“Lớp con hơn phân nửa đều có điện thoại riêng. Giá điện thoại bây giờ rẻ òm. Đến bà mua ve chai, ông chạy xe ôm ngoài đường còn rút điện thoại ra được. Thế mà con thì lại không có. Nhóm con bảo liên lạc với mày khó quá… Mà mẹ không thấy sao? Con đi học ở trường rồi đi học thêm suốt cả ngày, làm sao sử dụng điện thoại bàn ở nhà được? Con cần điện thoại di động để liên lạc với bạn bè, hỏi thăm chuyện bài vở học hành nữa.

Nhiều bữa cô cho nghỉ học thêm, trưởng nhóm nhắn tin hềt cho các bạn nhưng không liên lạc được với con. Thế là tới buổi, có mình con lóc cóc chạy lên nhà cô rồi mới biết là nghỉ học, phải quay về. Mẹ thấy mất thời gian không… Con đâu có đòi hỏi cái gì quá đáng đâu. Con có nhu câu thật chứ bộ?”

Nghe cũng bùi tai, chị Trân ướm chừng ý chồng, rồi dè dặt bảo con:

“Để cuôí tuần mẹ chọn xem điện thoại nào được…”. Như chỉ chờ có thế, cô bé hớn hở kể ra vanh vách nên mua điện thoại nào, tính năng của loại đó “ưu việt” ra sao, cái nào thòi trang, “sành điệu”. Rõ ràng, không phải đợi đến lúc này, mà từ trước đó khá lâu, cô con gái yêu của chị đã rất chú tâm tới việc tìm hiểu về “dế”.

Làm một khảo sát nhỏ tại các trường cấp 2, cấp 3. Dù hiện nay, nội quy của nhiều trường không cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trong lớp nhưng “nội quy” thì… là nội quy vậy thôi, chứ làm sao mà “quản” hết?

Cô N. (giáo viên một trường THPT nổi tiếng là “con nhà giàu”) cho biết: “Chỉ có thể yêu cầu các em tắt hềt chuông trong giờ học, tuyệt đối không để một tiếng reng nào vang lên. Ngoài ra không được phép nghe, gọi, nhắn tin qua lại trong lớp. Chứ còn lại thì khó quản lắm. Các em vào toilet, căn-tin nhắn tin gọi điện âm ầm. Không lẽ cứ đi theo để tịch thu điện thoại, hay khám xét cặp, khám xét người?”

Không có "dế" thì con... không đi học 3

Muôn kiểu sử dụng lén điện thoại trong lớp của học sinh. (Ảnh minh họa)

Độ tuổi sở hữu “dế” riêng hiện nay trung bình là khoảng đầu cấp 3. Nhưng cá biệt, nhiều em chỉ mới học lớp 7, lớp 8 cũng đã được phụ huynh trang bị cho một chú “dế” để dễ bề đưa đón, liên lạc, quản lý mỗi ngày.

Nhật Mai (học sinh lớp 10 trường THPT L.) nháy mắt khoe: “Em được mẹ cho sử dụng điện thoại từ một năm nay rồi cơ. Ban đâu mẹ cũng khó lắm, bảo mới lớn thì đua đòi điện thoại này kia làm gì… Nhưng dần dần, mẹ nhận ra không phải “đua đòi” mà là nhu cầu liên lạc thật sự.

Với lại em cũng… khôn lắm, hihi. Ngày nào em cũng lấy điện thoại nhắn cho mẹ một cái tin hết sức tình cảm nào đấy. Kiểu như: “Mẹ ăn cơm chưa mẹ?”… “Con đang ăn”. “Con gái yêu mẹ nhiều”… Thế là dần dần mẹ cũng “ghiền” với những tin nhắn này. Mẹ còn thuyết phục bố là miễn em sử dụng hợp lý, đúng nhu câu cân thiềt thì có gì đâu phải cấm?”.

Điện thoại di động có lúc là phương tiện liên lạc hết sức cần thiết giữa phụ huynh và con cái, giữa con cái với bạn bè. Không ít lần, khi phụ huynh về trễ, có việc đột xuất… chiếc điện thoại trở thành vô cùng hữu ích. Tuy nhiên, còn một “mặt” khác trong quá trình sử dụng “dế”, mà phụ huynh không dễ nhận ra…

1001 trò với “dế”

Ngồi trong một cửa hàng thức ăn nhanh sáng choang, người viết bài từng không ít lần “choáng váng” khi nghe những nhóm teen tập kết tại đây và… khoe “dế”. Với teen, “dế” không chỉ là một phương tiện liên lạc, mà đó là cơ hội để thể hiện cá tính, đẳng cấp, sự “sành điệu”, sự khác người của mình.

Hầu hết các em đều bỏ công sưu tầm cho mình những loại nhạc chuông càng… quái chiêu càng tốt. Nhạc cài sẵn trong máy là “xưa” rồi. “Sành điệu” thì phải chơi những kiểu chuông không đụng hàng, như các bài hát mới nhất, nhạc quảng cáo, cả những câu với giọng nhão nhẹt như: “Bẩm cụ có điện thoại ạ!”, “Mình ơi, tin nhắn kìa…” khiến ai nghe cũng phải giật mình.

Mất thời gian và tiền bạc hơn, các em tìm đủ mọi cách để trang trí cho “dế”. Lên đời cho “dế”, cóp nhạc về cho “dế”, rổi sử dụng ”dế” để chụp hình, rồi “cạnh tranh” nhau cả chuyện máy ai “xịn” hơn. chị Thúy Huyền (một phụ huynh có con đang học lớp 12) than thở:

“Nó thay điện thoại còn nhanh hơn mình nữa đó. Tích cóp xin tiền ba mẹ, đủ tiền là lên đời điện thoại ngay. Nhiều bữa đến tận 12 giờ khuya tôi còn thấy con nhắn tin chíu chíu cho bạn bè. Hỏi thì nó báo con chỉ nhắn tin về bài vở thôi… Tốn mỗi tháng với nó cũng 200 ngàn tiền điện thoại là ít”.

Nhưng dẫu sao, như chuyện chị Huyền vẫn hãy còn may. Vì con chỉ mới dừng ở việc nhắn tin quá nhiều, quá mê chụp hình bằng điện thoại, hễ có tiền là thay điện thoại mới. Chứ như vợ chồng anh chị Mai Sơn còn “choáng” hơn.

Một bữa con đi học thêm bỏ quên điện thoại ở nhà, chị sẵn tiện mở ra xem để kiểm tra. Thế là chết sững khi phát hiện ôi thôi! Trong điện thoại có bao nhiêu tin nhắn “mùi mẫn” như người lớn, qua lại giữa con và một cô bé nào đấy. Trong phần hình ảnh còn được “lưu dấu” cả những tấm ảnh sex, mà có thể con đã được bạn bè gửi cho.

Chị khẳng định: “Từ sau đợt đó, vợ chồng tôi phải ngồi “làm việc” nghiêm túc lại với con. Điện thoại là một vật hữu dụng khi sử dụng đúng mục đích. Chứ tuổi của trẻ chưa làm ra tiền, tốn bao nhiêu chi phí cho việc nhắn tin, chat chít bằng điện thoại thì sẽ thế nào? Rồi còn đủ thứ trò liên lạc tình cảm, cả những chuyện giấu phim sex, ảnh sex trong đó nữa thì không khéo chiềc điện thoại thành kẻ tiếp tay cho những trò hư hỏng mất”.

Cho con nuôi “dế”, phải kiểm soát con chặt chẽ và quan trọng hơn, là phải hướng dẫn cho con cả những “văn hóa điện thoại”. “Tôi từng thấy những cô cậu tuổi teen gọi ầm âm, cười đùa ngả ngớn qua điện thoại ngay trước rạp chiếu phim. Nhìn cảnh ấy, tôi giật mình khi hình dung đến con mình… Không thể cấm trẻ sử dụng điện thoại nữa rồi, vì hiện nay, chiếc điện thoại không khác nào vật bất ly thân của chúng. Nhưng định hướng sao cho con sử dụng điện thoại có văn hóa, đó là điêu phụ huynh thật sự phải quan tâm…”, chị Thu Thủy (Quận Tân Bình) tâm sự.

Tags:

Bài viết liên quan