Mẹ&Con - Nụ cười của bé, đặc biệt là nụ cười đầu tiên là một trong những khoảnh khắc đáng yêu nhất với cha mẹ. Nhưng khi nào bé mới mỉm cười? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nụ cười của bé và xem nó có ý nghĩa thế nào trong sự phát triển tình cảm, xã hội nhé! Gặp lại em bé khiến cư dân mạng phát cuồng Nụ cười – liều thuốc kỳ diệu cho sức khỏe Làm gì để sớm có em bé?

Nụ cười thật của bé bắt đầu khi nào?

“Bạn có tin không? Các em bé đã có thể mỉm cười rất lâu trước khi chúng được sinh ra, thậm chí ngay từ khi còn trong tử cung” – Theo lời bác sĩ Mark Gettleman ở thành phố Scottsdale, bang Arizona (Mỹ).

Khi nào trẻ sơ sinh bắt đầu mỉm cười? 5

Nụ cười đầu tiên của bé – Ảnh minh họa

Nụ cười thực sự đầu tiên của bé nói lên rất nhiều điều về sự phát triển. Đó là một dấu hiệu tốt cho thấy thị lực của bé đã được cải thiện, bé có thể nhận ra khuôn mặt của bạn. Bộ não và hệ thần kinh đủ trưởng thành để loại bỏ những nụ cười chỉ mang tính phản xạ. Bây giờ bé đã biết mỉm cười cũng là một cách để kết nối với những người khác và bắt đầu nhận ra tình cảm của mình quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến những người xung quanh. Bé sẽ cười để bày tỏ niềm vui, hứng thú, mãn nguyện và hạnh phúc.

Nụ cười phản xạ sẽ biến mất theo thời gian khi bé 2 tháng tuổi, và nụ cười thực tế đầu tiên của bé xuất hiện khi bé được 3 tháng (hoặc 6 – 12 tuần). Bạn có thể nhận thấy sự khác biệt giữa nụ cười phản xạ và nụ cười thực sự bởi thời gian. Nụ cười mang tính phản xạ ngắn hơn, xảy ra ngẫu nhiên khi bé đang ngủ hoặc mệt mỏi. Nụ cười thực sự xảy ra khi bé nhìn hoặc nghe thấy những điều thân quen (ví dụ khi bé nhìn thấy mẹ hay nghe giọng nói của một người anh em, bé sẽ bật cười). Đó là nụ cười thực sự. Nếu là nụ cười đối phó, bạn sẽ thấy ngay những cảm xúc thể hiện trong đôi mắt của bé.

Khi nào trẻ sơ sinh bắt đầu mỉm cười? 6

Bé có thể mỉm cười khi nhìn thấy mẹ – Ảnh minh họa

Nếu bạn vẫn đang chờ đợi để thấy bé mỉm cười, có một số điều bạn cần làm để khuyến khích bé đấy: Nói chuyện với bé  thường xuyên, giao tiếp bằng mắt thường, luôn mỉm cười với bé. Một số hành động như làm trò hề, tạo ra tiếng động (từ đồ chơi như xúc xắc, kèn, trống…) hoặc bắt chước tiếng kêu của các loài động vật, chơi trò chơi ú oà… tất cả đều có thể làm cho bé mỉm cười nhưng không được lạm dụng nhiều quá nhé.

Các “cột mốc” nụ cười của bé

Khi bé đáp trả bạn một nụ cười, đôi mắt của bé sẽ sáng lên và cất tiếng “Ừm, à…”. Thời gian đầu, giọng hát và hình ảnh là những thứ rất dễ kích thích bé cười. Bé có thể cười khi nói chuyện hoặc nghe mẹ hát ru. Khi tầm nhìn được cải thiện, chỉ đơn giản là nhìn thấy khuôn mặt những người yêu quý cũng đủ làm cho bé mỉm cười. Bé không chỉ trao đổi nụ cười với riêng mình bạn mà còn với rất nhiều người khác. Khi bé cười nhiều hơn và thấy được phản ứng của mọi người xung quanh, bé sẽ bắt đầu các hiệu ứng âm thanh. Ban đầu chỉ là cười thủ thỉ, sau đó cười khúc khích to hơn. Ở tháng thứ 5, bé có thể làm bạn ngạc nhiên với nụ cười “ngặt nghẽo” đầy cảm xúc hưng phấn đấy!

Báo động đỏ cần theo dõi

Thời gian đầu bé không cười, đó không phải là điều quan trọng nên bạn đừng quá lo lắng. Bé sẽ cười vào các thời điểm khác nhau, có thể là một vài tuần sau đó… Nhưng nếu trong vòng 3 tháng mà bé vẫn không cười thì bạn nên cho bé đi tới bác sĩ để có cách giải quyết tốt nhất nhé.

Theo Parents

Khi nào trẻ sơ sinh bắt đầu mỉm cười? 7

Tags:

Bài viết liên quan