Ngồi trước mặt chuyên viên tư vấn, chị Ánh Thu (Quận 8) vẫn đắn đo hồi lâu rồi mới ngập ngừng: “Cháu không có biểu hiện gì bất thường. Rất ngoan, học giỏi, bảo làm gì cũng nghe lời. Tôi không hiểu cháu học từ đâu thói tật này. Nhưng khi phát hiện con luôn tìm cách tò mò đọc trộm những thứ mang tính riêng tư của người khác như thư từ, các đoạn chat, tin nhắn điện thoại, email… tôi thật sự sốc và không tin được đó là cô con gái ngoan ngoãn của gia đình mình nữa!”. Vợ la khóc khi đốt sùi mào gà, chồng che mặt xấu hổ Lo con bị di truyền gen xấu của nhà chồng Chán nản vì chồng xấu

“Con muốn biết người khác nghĩ gì?”

Câu chuyện cô con gái đang tuổi lớn như con chị Thu không phải là duy nhất. Chị Nguyệt Ánh (Quận Tân Bình) cũng rơi vào băn khoăn tương tự. Nhà có hai cháu gái độ tuổi sát nhau. Hoa – chị lớn, 16 tuổi thì không có vấn đề gì. Nhưng Ngọc Thúy – cô con gái út 14 tuổi, chẳng hiểu bắt chước từ đâu mà đặc biệt thích… xem trộm tất cả những gì riêng tư từ người khác.

Đầu tiên chỉ là xem trộm của chị gái vì Hoa và Thúy ở cùng phòng. Chỉ cần chị “hớ hênh”, Thúy tìm cách xem ngay mọi tin nhắn trong điện thoại của chị. Rồi nhật ký. Rồi tìm cách bạn bè bày cho để… trộm password (mật khẩu) email của chị. Một vài lần Hoa còn nghĩ rằng em gái mình làm thế vì vô tình, tò mò thoáng qua. Nhưng đến độ hở ra là lén xem cho được những thư từ, nhật ký riêng tư thì Hoa không chịu được nữa. Cô bé một hai đòi mẹ cho ở riêng phòng. Đến lúc này, chị Nguyệt Ánh mới té ngửa về thói tật không hay của cô con út mình.

khi-con-ghien-doc-trom

Không dừng lại ở đó, đã thành quen, hễ cứ thấy những gì… dán kín, cất kỹ trong gia đình là Thúy dán mắt vào, tiện tay mở ra xem ngay khi có thể. “Cũng chẳng có gì quá nghiêm trọng, nhưng điều đó khiến vợ chồng tôi và cả chị cháu rất bực mình. Một lần khi tôi vào Yahoo Messenger mà quên tắt, xuống làm bếp một hồi quay lên, tôi phát hiện cháu đang mở ra những đoạn chat của tôi từ trước đến giờ được máy tự động lưu lại, lén đọc. Tôi chẳng chat gì lung tung cả. Cũng công việc, hoặc thăm hỏi bạn bè, hoặc chuyện trò với ba cháu (những lúc anh đi công tác xa). Chỉ vậy thôi. Nhưng thật sự khi thấy cháu làm như thế, tôi thật sự nổi giận. Tôi cảm giác như con luôn thích chĩa vào những chuyện riêng tư. Tôi la thì cháu bảo rằng con vô tình mở nên xem lướt qua thôi chứ có gì đâu. Nhưng nhìn cháu, tôi biết đó rõ ràng không phải sự vô tình!”.

Tương tự như chị Nguyệt Ánh, vợ chồng anh chị Đăng – Lĩnh (Quận 4) cũng từng ngỡ ngàng khi nhận được thư mời phụ huynh từ trường. Bé Thạch con gái anh chị đang học lớp 9, khá ngoan. Chẳng có lý do để mời phụ huynh cả! Thế nhưng trao đổi với cô chủ nhiệm, anh chị mới biết rằng Thạch có tính tò mò quá đáng, ở trong lớp thì cố tình lén xem sổ tay, nhật ký, tin nhắn… của bạn bè. Đi trực trường thì lén… xem sổ điểm, sổ liên lạc của bạn khác, chỉ để so bì xem điểm của bạn bè mình thế nào, nhận xét của cô giáo mình với riêng các bạn thế nào.

 Đừng để thói quen tò mò thành tật xấu

Thạc sĩ Bích Phượng – chuyên viên tư vấn tâm lý của tổng đài 1080 cho biết: “Thật ra, bất kỳ ai cũng có tính tò mò. Đặc biệt, với các cháu ở độ tuổi dậy thì, sự tò mò này càng nhiều hơn. Các cháu muốn khám phá xem người khác nghĩ gì, nói gì. Ví dụ ngay chính những người thân trong gia đình, các cháu cũng bất ngờ khi phát hiện một tin nhắn của anh chị mình hay ba mẹ mình. Đọc một lần thì thích thú vì phát hiện mới mẻ. Vài lần thì quen. Rồi từ quen, dần dần điều này biến thành tật xấu khó bỏ…”.

khi-con-ghien-doc-trom

Từ việc đọc trộm, xem lén, không ít trẻ đến lúc trưởng thành vẫn không dứt được tật xấu này. Khi có bạn trai, bạn gái, trẻ thích “quản lý” bạn trai, bạn gái bằng cách… xem lén tin nhắn điện thoại hay email. Nghiêm trọng hơn, cả trong môi trường học hành hay công việc, đến lúc trưởng thành nhiều người vẫn để tật xấu “tuổi teen” này ảnh hưởng. Trẻ được gì khi đọc những thông tin mang tính cá nhân đó? Chẳng được gì cả ngoài một chút “khám phá”, xâm phạm được vào đời tư của người khác. Nhưng trẻ mất gì? Mất rất nhiều! Trước tiên là sự tôn trọng của bạn bè, người thân. Kế đó, chính vì những điều “đọc trộm được”, trẻ trở nên rất hoang mang, lo lắng.

Ở độ tuổi mà tâm lý chưa phát triển ổn định, khi phát hiện ra điều mọi người suy nghĩ (hay viết trong email, nhật ký…) lại không giống như điều mình tưởng, trẻ dễ bị sốc, dễ trở nên mất niềm tin vào mọi người xung quanh. “Khi con đọc được những lời lẽ âu yếm rất riêng tư của vợ chồng tôi qua Yahoo Messenger trong những ngày anh đi công tác xa nhà, nó trở nên ngỡ ngàng và nhìn chúng tôi như nhìn những… sinh vật lạ. Tôi nửa phần thì giận con và cảm thấy mình bị tổn thương ghê gớm vì bị xâm phạm đời sống riêng tư; nhưng nửa phần khác, tôi lại lo lắng cháu bị sốc. Vì quả thật một đứa trẻ 13-14 tuổi như cháu sẽ hình dung tình cảm của bố mẹ rất khác, cháu không thể hiểu những lời lẽ âu yếm kiểu riêng tư người lớn kia…”, một phụ huynh bị con “đọc lén” những đoạn chat trên Yahoo Messenger chia sẻ với chuyên viên tư vấn đầy bức xúc…

Để tránh cho trẻ thói quen “đọc trộm”…

–          Hãy dạy trẻ cách tôn trọng những điều riêng tư của người khác ngay từ nhỏ. Làm gương cho con, tuyệt đối không bao giờ làm những việc như kiểm tra tin nhắn trong điện thoại của chồng/vợ trước mặt con. Hướng dẫn để trẻ hiểu rằng bạn và cả nhà tôn trọng tất cả những thứ “riêng tư” của trẻ và ngược lại, trẻ cũng phải làm như thế với mọi người.

–          Trong gia đình, với những gì tương đối riêng tư, bạn hãy chủ động “kín đáo”. Ví dụ, một cuốn Nhật ký được để… hớ hênh trong tầm mắt trẻ sẽ có sức khơi gợi sự tò mò nhiều hơn so với một cuốn Nhật ký được bạn chu đáo cất trong ngăn tủ riêng có khóa.

–          Nếu phát hiện trẻ phạm lỗi, dù chỉ lần đầu, hãy nghiêm khắc nói chuyện với trẻ và đặt trẻ vào tình huống tương tự để trẻ hình dung. Ví dụ, hãy nói với trẻ rằng: nếu chị đọc lén Nhật ký của con, con cảm thấy thế nào?

–          Trường hợp trẻ phạm lỗi nhiều lần, hãy phối hợp với nhà trường, chuyên viên tư vấn để có những biện pháp hữu hiệu hơn.

Tags:

Bài viết liên quan