Mẹ và Con - Hôn nhân cận huyết thống không chỉ bị nghiêm cấm bởi pháp luật mà còn bị xã hội bài trừ do có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là về yếu tố sức khỏe của các thế hệ sau.

Tuy hiện nay tình trạng hôn nhân cận huyết thống đã được cải thiện đáng kể nhưng đâu đó vẫn còn những trường hợp quan hệ hoặc hôn nhân cân huyết, để lại nhiều hậu quả đau lòng.

Hôn nhân cận huyết thống là gì?

Hôn nhân cận huyết thống là hôn nhân giữa những người có cùng dòng máu trực hệ, được xét trong một gia đình hoặc một gia tộc. Bạn có thể hiểu đơn giản, đây là tình trạng những người có cùng dòng máu trong phạm vi 3 đời kết hôn với nhau.

Nguyên nhân của hôn nhân cận huyết thống

Tình trạng kết hôn cận huyết xuất phát từ xa xưa, do các gia tộc hoàng thất muốn thực hiện cuộc hôn nhân này để có ngôi vị và quyền lực, của cải của mình được bảo tồn, không phải san sẻ cho các gia tộc khác. Ngày nay, hôn nhân cận huyết thống đã dần được loại bỏ. Tuy nhiên, một số nơi vẫn còn diễn ra tình trạng này do:

  • Những người cùng huyết thống vô tình nảy sinh tình cảm tự nhiên với nhau.
  • Các thành viên trong gia đình bị thất lạc nhiều năm, có tình cảm với nhau và kết hôn mà không biết đó là người cận huyết thống với mình.
  • Trình độ dân trí thấp, chưa được phổ biến về những hậu quả của hôn nhân cận huyết thống.
  • Còn lưu giữ tập tục văn hóa thời xưa.
  • Muốn duy trì hôn nhân cận huyết thống để mối quan hệ được bền lâu, ít xảy ra chia tay, không có chuyện mẹ chồng nàng dâu.
  • Việc giao lưu văn hóa cũng như giao thông chưa được thuận lợi ở những khu vực vùng sâu vùng xa nên không có nhiều lựa chọn về đối tượng hẹn hò và kết hôn.
  • Còn tư duy muốn duy trì, bảo tồn của cải, văn hóa gia tộc.

hôn nhân cận huyết thống là gì

Quy định về hôn nhân cận huyết thống theo pháp luật

Theo pháp luật, cụ thể là Luật Hôn nhân Gia đình định nghĩa về tình trạng hôn nhân này là: “Hôn nhân cận huyết thống là việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời, giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, giữa người từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.”

Ngoài ra, Luật hôn nhân gia đình 2014 cũng có quy định thế nào là cùng dòng máu trực hệ và thế nào là người có họ trong phạm vi ba đời thì :

  • Theo Khoản 17 Điều 3: “Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống. Trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp với nhau”.
  • Theo Khoản 18 Điều 3: “Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra, gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em, con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba”.

Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“Cấm các hành vi sau đây: Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;”

quy định về hôn nhân cận huyết thống

Nếu vi phạm thì có thể bị xử phạt hành chính hoặc hình sự:

Xử phạt hành chính

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời”. (Theo Khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020).

Xử lý hình sự:

  • Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm. (Theo Điều 181 Bộ luật Hình sự 2015).
  • Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha thì bị phạt tù từ 01 đến 05 năm. (Theo Điều 184 Bộ luật Hình sự năm 2015).

Những hậu quả của hôn nhân cận huyết thống

Xét về nhiều khía cạnh, đặc biệt là khía cạnh sinh học thì hôn nhân cận huyết thống sẽ để lại những hậu quả vô cùng nặng nề.

Cụ thể, những người kết hôn với người cận huyết thống của mình thì con cái và các đời sau của họ sẽ dễ gặp các bệnh lý di truyền do gene lặn trên nhiễm sắc thể phát triển. Lúc này, những thế hệ sau có thể đối diện với nhiều bệnh lý nguy hiểm như:

hậu quả của hôn nhân cận huyết thống

Ngoài ra, nhiều trường hợp mang thai khi có hôn nhân cận huyết thống không thể sinh con mà bị sảy thai, thai chết lưu. Có thể thấy, hôn nhân cận huyết này có thể để lại những căn bệnh di truyền nặng nề, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, trí tuệ con người, tiềm ẩn nhiều nguy hại.

Cần sớm nhận ra những hậu quả của hôn nhân cận huyết thống và ngăn chặn, không tiếp tục thực hiện theo nếp văn hóa này.

Có thể dễ dàng nhận thấy những hệ luỵ nghiêm trọng và nặng nề của tình trạng hôn nhân cận huyết thống. Vì thế, cần đẩy mạnh tuyên truyền và bài trừ để loại bỏ những hậu quả này.

Bài viết liên quan

những điều cần biết khi dạy con về tình yêu

7 điều cha mẹ nên dạy con về tình yêu để trẻ luôn hạnh phúc

Mẹ và Con - Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc ngồi lại và tâm sự, chia sẻ cùng con những vấn đề về tình yêu, chẳng hạn như tình cảm gà bông của con và người bạn cùng lớp? Một đứa trẻ được dạy về tình yêu từ sớm có thể học được làm sao để yêu thương đúng cách cũng như biết cách sống hạnh phúc với những tình cảm mình đang có.