Mẹ&Con - Xuất phát từ sự giao thoa của nhiều nền văn hóa hiện nay, việc trong một gia đình sử dụng nhiều thứ tiếng khác nhau trở nên rất phổ biến. Từ đó, vấn đề được đặt ra là học nói hai, ba ngôn ngữ cùng lúc cho khiến bé chậm phát triển ngôn ngữ hay không? Thực hư tin đồn đội mũ thóp khiến não trẻ chậm phát triển Trẻ có thể chảy máu não, dập não và chậm phát triển nếu thường xuyên bị tung hứng

Không ít bậc làm cha mẹ băn khoăn dạy con nhiều thứ tiếng sẽ khiến đầu óc trẻ bị “loạn”, thậm chí có nguy cơ bé chậm phát triển ngôn ngữ và suy giảm nhận thức hơn là sử dụng thành thạo nhiều ngôn ngữ. Thực hư điều này ra sao?

Việc nói song ngữ hiện nay là điều khá phổ biến. Ngoài nhiều trường quốc tế mọc lên nhan nhản thì việc trẻ có mẹ là người Việt, bố là người nước ngoài cũng là một trong những yếu tố khiến chúng tiếp xúc với môi trường song ngữ từ khi còn nhỏ.

Chị Hà Anh ngụ Quận 2, Tp.HCM có chồng là người Pháp chia sẻ: “Ở nhà, mỗi người nói một thứ tiếng. Lúc mình và ông xã nói chuyện với nhau thì giao tiếp bằng tiếng Anh. Ông xã nói chuyện điện thoại với bố mẹ hoặc đồng nghiệp, bạn bè lại bằng tiếng Pháp. Và mình khi nói chuyện với ông bà ngoại của Miki thì lại sử dụng tiếng Việt nên đương nhiên, ngày từ lúc sinh ra cháu đã bị mặc định giao tiếp 3 ngôn ngữ Pháp – Anh – Việt.

Hiện tại, con bé 18 tháng tuổi và có thể hiểu được hầu hết cả 3 ngôn ngữ khi nói chuyện với bố, mẹ, ông bà ngoại… Nhưng khi nói, cả 3 ngôn ngữ cháu cũng chỉ nói được vài từ khiến tôi rất lo lắng!”.

Việc phải sử dụng nhiều hơn một ngôn ngữ khiến đứa trẻ có thể bị lẫn lộn những ngôn ngữ này với nhau. Ví dụ tiêu biểu nhất, đó là trong cùng một câu nói trẻ sẽ không sử dụng một ngôn ngữ mà sử dụng đan xen: “Dad, i want eat dưa hấu”.

Việc này cũng được đứa trẻ đem ra áp dụng khi… đang dùng một thứ tiếng chia sẻ nhưng lại chợt quên, không biết từ tiếp theo định diễn giải là gì. Và thế là chợt nhớ ra từ đó bằng ngôn ngữ khác, trẻ “chắp vá” lại với nhau như một câu thoại tự nhiên.

Điều này hết sức bình thường và sẽ biến mất khi trẻ lớn dần, khả năng ngôn ngữ, vốn từ phong phú hơn. Ngay cả người lớn, có khả năng song ngữ tốt đôi khi cũng vẫn pha trộn cả hai ngôn ngữ trong giao tiếp.

Học nói song ngữ không làm bé chậm phát triển ngôn ngữ 5

Theo các chuyên gia, trẻ học nhiều hơn một ngôn ngữ khi còn nhỏ tuy có ít vốn từ vựng hơn ở mỗi ngôn ngữ so với trẻ chỉ học một ngôn ngữ, Song điều này không ảnh hưởng tới việc tiếp nhận và duy trì ngôn ngữ của trẻ. Nếu trẻ chậm nói, thì chứng tỏ chúng đang mắc phải chứng rối loạn ngôn ngữ chứ không phải “loạn” do học song song hai ngôn ngữ cùng nhau.

Tuy không khiến bé chậm phát triển ngôn ngữ, nhưng học nói nhiều ngôn ngữ lại khiến trẻ tăng nguy cơ bị nói lắp. Các chuyên gia ở Úc, Canada và Mỹ lại không ủng hộ điều này nhưng đây lại là một nghiên cứu của Vương quốc Anh, được công bố trong Hồ sơ lưu trữ bệnh ở trẻ em vào năm 2008. Nghiên cứu này cho thấy, việc nói nhiều hơn một ngôn ngữ làm tăng nguy cơ nói lắp ở trẻ mẫu giáo.

Như vậy, có thể thấy việc học song ngữ không hề khiến bé chậm phát triển ngôn ngữ như tin đồn. Nếu có điều kiện, hãy để quá trình tiếp xúc với ngôn ngữ ngoài tiếng mẹ đẻ của trẻ diễn ra suôn sẻ. Trường hợp phụ huynh lo lắng về việc chậm phát triển ngôn ngữ của trẻ, hãy đưa chúng tới bác sĩ để khám và kiểm tra. Nếu bé bị chậm nói, việc can thiệp sớm sẽ rất hữu ích trong việc giúp chúng học ngôn ngữ sau này, dù là ngôn ngữ nào đi chăng nữa.

Tags:

Bài viết liên quan