Mẹ&Con - Có “luật” rõ ràng ở nhà và chấp hành theo nghiêm túc, bạn sẽ góp phần giảm bớt cơ hội mè nheo, mít ướt của trẻ. Bí quyết giáo dục con ngay từ khi chào đời giúp bé thông minh và cứng cáp 'Người Mỹ đang giáo dục giới tính cực đoan?' Bí quyết giáo dục giới tính tuyệt vời từ bà mẹ có hai con gái

1. Đặt ra những điều khoản bắt buộc

Những điều khoản bắt buộc sẽ bao gồm giờ đi ngủ, giờ thức dậy (có quy định đầy đủ cho ngày thường, ngày nghỉ cuối tuần và ngày lễ), chương trình tivi nào được xem, xem trong bao lâu… Bạn có thể họp cả gia đình, có cả bé, cùng bàn bạc và đặt ra những điều khoản bắt buộc này. Ghi rõ ràng điều ấy để dán lên tường, bé sẽ biết đây là những điều không thể du di. 

Học mẹ thông thái làm "luật" tại nhà, giúp trẻ bớt nhõng nhẽo! 5

 2. Thỏa thuận trước với bé về… hình phạt

Nếu nổi nóng quát con hay đánh con, bạn chỉ tạo cơ hội cho một cô bé/cậu bé đang cơn mít ướt sẽ khóc dữ dội hơn mà thôi. Thay vào đó, khi bé đang vui vẻ, bình tĩnh, hãy hỏi con xem với những quy định bắt buộc trong nhà như thế này, nếu con chấp hành tốt hết, cuối tuần con muốn ba mẹ thưởng cho cái gì, ngược lại thì bị phạt như thế nào? Một khi đã tự suy nghĩ và đưa ra hình phạt, bé sẽ có thái độ hợp tác tốt hơn, ít mít ướt nhõng nhẽo hơn khi không được đáp ứng các yêu cầu không phù hợp của mình.

 3. Nghiêm túc thực hiện những lời hứa với bé

Con chỉ tâm phục khẩu phục bạn và bớt đi trò mít ướt với bạn nếu bé nhận ra bạn rất cương quyết nhưng cũng rất biết giữ lời hứa. Một khi bạn đã hứa với con cho con xem tivi nhưng chỉ đúng 30 phút thì bạn nên giữ cam kết này. Nếu chính bạn không chịu giữ cam kết, lúc bất tử nào đấy lại… cấm bé xem tivi, bắt bé đi ngủ sớm hơn, đương nhiên chuyện mít ướt, khóc lóc của bé lúc này sẽ rất khó có thể giải quyết nữa.

Học mẹ thông thái làm "luật" tại nhà, giúp trẻ bớt nhõng nhẽo! 6

 4. Tập cho con nghĩ đến người khác

Trẻ hay mít ướt đa phần là con một, được chiều chuộng quá nhiều, luôn nghĩ mình là trung tâm và dần nảy sinh tính ích kỷ, chỉ muốn tất cả mọi người phục vụ cho những đòi hỏi của mình. Để ngăn ngừa điều này tận gốc, ngay từ khi con còn nhỏ, bạn hãy thường xuyên tập cho con biết quan tâm đến mọi người, biết chia sẻ, biết thông cảm với khó khăn của những người xung quanh. Điều này tưởng chừng chẳng ăn nhập gì đến “luật” gia đình, nhưng kỳ thực lại ảnh hưởng rất nhiều. Một khi trẻ đã bắt đầu biết nghĩ đến người khác (hiểu ba mẹ đi làm vất vả, hiểu mẹ đang mệt không thể đi mua kem ngay cho con…), trẻ sẽ chấp hành luật bạn đưa ra một cách tự nguyện, thoải mái hơn.

Tags:

Bài viết liên quan