Mẹ và Con - Miễn dịch là một trong những hệ thống đặc biệt của cơ thể. Rối loạn hệ thống miễn dịch mang lại những phiền phức không hồi phục cho bạn và người thân. Tuy nhiên khái niệm này thường được hiểu chưa đúng! Bạn đã hiểu đúng chưa? Tìm hiểu ngay cùng Mẹ và Con nhé!

Hệ miễn dịch là là một hệ cơ quan rất đặc biệt. Chúng luôn có mặt trong mọi rắc rối về bệnh lý của cơ thể. 

Ở đâu đó chắc bạn cũng có nghe đến cụm từ “rối loạn hệ thống miễn dịch”, nhưng không phải ai cũng hiểu đúng về tình trạng này. Hãy cùng các chuyên gia đến từ Tạp chí Mẹ và Con điểm qua những thông tin quan trọng về hệ miễn dịch của chúng ta nhé.

rối loạn hệ thống miễn dịch

Rối loạn hệ thống miễn dịch là gì?

Thế nào là rối loạn hệ thống miễn dịch?

Rối loạn miễn dịch hay rối loạn hệ thống miễn dịch là một thuật ngữ dùng để mô tả các rối loạn làm giảm chức năng (suy giảm miễn dịch) hoặc làm tăng quá mức các hoạt động của hệ miễn dịch (quá mẫn). 

Rối loạn suy giảm miễn dịch

Khi nói đến suy giảm miễn dịch, ít nhiều sẽ có một cái tên thoáng qua trong suy nghĩ của bạn. Tuy nhiên ngoài hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), thì vẫn còn rất nhiều các bệnh lý có thể khiến hàng phòng thủ của bạn suy yếu. Chẳng hạn như:

  • Đái tháo đường
  • Suy tủy
  • Bệnh tự miễn
  • Suy dinh dưỡng
  • Các bệnh mạn tính kéo dài
  • Sử dụng quá lâu và quá liều các thuốc ức chế hệ miễn dịch

Bệnh lý tự miễn cũng là một rối loạn hệ thống miễn dịch

Còn nhóm quá mẫn thì sao? Mặc dù cả hai hiện tượng suy giảm hay quá mẫn đều có những tác động tiêu cực không hề nhỏ đến cơ thể của bạn. Nhưng khi nhắc đến bệnh của hệ miễn dịch thì các bệnh gây phản ứng quá mẫn chiếm một số lượng không nhỏ. Chúng được biết đến với tên gọi là bệnh tự miễn.

Với bệnh tự miễn, trong cơ thể bạn sẽ hiện diện một loạt các cơ chế “phòng vệ” quá mức mới một yếu tố nào đó. Việc phòng vệ này tạo ra hàng loạt kháng thể, thứ “vũ khí hạng nặng” này bình thường sẽ bảo vệ bạn khỏi các vi khuẩn và virus, chẳng hạn như SARS-Cov 2,… 

Tuy nhiên, các kháng thể của bệnh tự miễn lại “tấn công nhầm” các cơ quan của cơ thể, và điều này làm nên các triệu chứng của rối loạn hệ thống miễn dịch. 

Đặc điểm thường thấy ở các rối loạn hệ thống miễn dịch

Có 5 đặc điểm thường thấy ở một bệnh rối loạn hệ thống miễn dịch mà bạn nên biết, đó là:

  • Đây là nhóm bệnh thường ghi nhận ở người trẻ hoặc trung niên, trẻ nhỏ và người cao tuổi không thường gặp. Nguyên do vì trẻ em chưa có phát triển hoàn chỉnh về miễn dịch, còn ở người cao tuổi thì hệ miễn dịch lại không còn đủ “sức” để gây rối loạn
  • Khả năng mắc phải ở nữ nhiều hơn ở nam
  • Bệnh có tính chất lâu dài, mạn tính, diễn tiến bệnh thành từng đợt và nặng dần lên. Đôi khi chính sự phức tạp và đa dạng của nhóm bệnh này khiến cho việc theo dõi và điều trị sớm trở nên khó khăn hơn cả
  • Các bệnh lý tự miễn ít nhiều đều mang tính chất gia đình. Có nghĩa là các thành viên trong huyết thống có thể thừa hưởng một chút gen bệnh, dù đã biểu hiện hiện ra ngoài hay chưa
  • Bệnh lý hệ tự miễn thường diễn ra ở nhiều cơ quan cùng lúc

Các cơ quan bị ảnh hưởng trong bệnh lý rối loạn hệ thống miễn dịch

biểu hiện rối loạn hệ thống miễn dịch

Hệ thống miễn dịch chạy dọc khắp cơ thể với vai trò của lực lượng bảo an. Giống như một bác bảo vệ gương mẫu, hệ miễn dịch “quen mặt” với gần như toàn bộ các hệ cơ quan khác trong cơ thể. Chính vì thế mà khi rối loạn, các bệnh này mang theo nhiều bất tiện cho người bệnh.

Tuy nhiên vẫn có một số cơ quan thường dễ bị tấn công hơn những cơ quan khác, chẳng hạn như:

  • Các mạch máu (Các bệnh lý viêm mạch máu hệ thống,…)
  • Mô bánh nhau – thai (Các hậu quả gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai kỳ,…)
  • Các tuyến nội tiết như bệnh tuyến giáp (Bệnh Basedow, Nhược giáp miễn dịch Hashimoto,…)
  • Tất cả các khớp (thấp khớp, viêm khớp dạng thấp,…)
  • Cơ (bệnh nhược cơ, hội chứng Guillain-Barre,…)
  • Hồng cầu, tiểu cầu (Thiếu máu tán huyết, ban xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch,…)
  • Da (chẳng hạn như viêm da dị ứng, vảy nến,…)
  • Đường tiêu hóa (Bệnh Celiac go dị ứng gluten,..)

Biểu hiện thường gặp của bệnh lý rối loạn hệ thống miễn dịch

Do tính chất mạn tính đặc trưng, nên các bệnh lý rối loạn miễn dịch sẽ có những biểu hiện lên cơ thể rất khó dự đoán và thường ít được để ý. Một trong số các biểu hiện bao gồm

  • Sốt kéo dài – sốt liên tục hoặc không có ngưng trong suốt 2 tháng
  • Triệu chứng mệt mỏi thường xuyên, uể oải, không tập trung, mất tinh thần
  • Da thường xuyên nổi ban, mề đay và rất ngứa
  • Thay đổi cân nặng, thường là sụt cân rất nhanh
  • Rối loạn tiêu hóa lâu dài hoặc dị ứng thực phẩm
  • Đau nhức các khớp ở người trẻ

Triệu chứng rối loạn hệ thống miễn dịch

Nguyên nhân gây ra rối loạn hệ thống miễn dịch

Rối loạn miễn dịch là bệnh của chính cơ thể bạn. Tuy nhiên có một số các yếu tố dễ khiến cho bạn vào một đợt bùng phát của bệnh

Ô nhiễm môi trường – căn nguyên của nhiều loại bệnh

Môi trường ô nhiễm là nguồn cơn tiềm tàng của rất nhiều bệnh, từ viêm nhiễm đến bệnh lý ác tính hay rối loạn về miễn dịch. Nguyên nhân này được các nhà khoa học giải thích là do chất như thủy ngân, phẩm nhuộm, túi nilon,… thậm chí là ánh nắng, tấn công trực tiếp vào hệ gen của tế bào. Gây ra những thay đổi “từ từ” và “âm thầm” trong một thời gian lâu dài.

Với các bệnh lý như lupus ban đỏ hệ thống, việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời sẽ kích ứng cho phản ứng miễn dịch ở da, khiến các vết hồng ban lupus nổi rõ, vừa ngứa vừa có nguy cơ tiến triển vào đợt bùng phát của bệnh ở các cơ quan khác.

Nhiễm trùng và rối loạn hệ thống miễn dịch

Việc nhiễm trùng cũng là một trong số các nguyên nhân gây ra các bệnh miễn dịch. Nhất là ở độ tuổi thiếu niên. 

Liên cầu khuẩn tán huyết nhóm B là nhóm các vi khuẩn thường gây bệnh viêm hầu họng ở trẻ em. Sau một đợt viêm họng, một tỉ lệ nhỏ các trẻ khi đến tuổi vị thành niên sẽ diễn tiến vào giai đoạn rối loạn miễn dịch gây ra các biểu hiện thấp khớp. Hậu quả của rối loạn này khi trẻ lớn lên là các bệnh lý ở cầu thận, xương hoặc van tim hậu thấp. Ngày nay với sự tiến bộ của vắc-xin và điều trị sớm, tỷ lệ bệnh này ngày càng giảm đi.

Sự xáo trộn hệ vi sinh đường ruột

Hệ vi sinh đường ruột ngoài những vai trò trong chuyển hóa các chất khó hấp thu. Các nhà khoa học đã sớm tìm ra vai trò của đội quân “lợi khuẩn đường ruột” này trong việc điều hòa hệ miễn dịch. 

Việc sử dụng kháng sinh một cách tự ý sẽ vô tình “thanh lý” nhầm những lợi khuẩn này, dẫn đến những rối loạn của hệ miễn dịch của ruột. Sự vắng đi các anh lính canh gác này sẽ khiến đường tiêu hóa của bạn suy yếu chức năng. Việc diễn tiến lâu dài sẽ gây ra các tác động không hồi phục ở ruột. Chính vì vậy mà bạn cần biết các cách để cải thiện hệ vi sinh đường ruột.

Thiếu hụt vitamin D có ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch

cai trò bảo về của vitamin D trong rối loạn hệ thống miễn dịch

Vitamin D là một trong những loại sinh tố đặc biệt có vai trò trong nhiều quá trình sinh hóa của cơ thể, nhất là hệ miễn dịch. Các nghiên cứu gần đây còn cho thấy vi sinh tố D còn góp công trong việc bảo vệ bạn trước COVID19

Hàng ngày, lượng vitamin D từ ánh nắng và thực phẩm đã đủ cung cấp cho các nhu cầu của bạn. Tuy nhiên bạn cũng nên để ý một số dấu hiệu thiếu hụt vitamin D để bổ sung một cách phù hợp nhé.

Ngoài ra việc cung cấp cho cơ thể các loại vitamin là cần thiết, nhất là khi bạn đang có một bệnh lý ảnh hưởng lên hệ miễn dịch của bạn. Các loại sinh tố như vitamin A, vitamin E, vitamin B3,… cũng có vai trò hỗ trợ hệ miễn dịch của bạn đấy.

Hội chứng rò rỉ ruột (Leaky Gut Syndrome)

Hội chứng đặc biệt này diễn ra khi đường tiêu hóa của bạn thường xuyên bị viêm nhiễm. Nói cách khác sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột góp phần khiến cho hàng rào niêm mạc ruột bị tổn thương.

Sự tổn thương này dễ làm cho các vi khuẩn độc hại từ lòng ruột đi vào máu. Và sự tồn tại của những “tên phiền phức” này cũng thúc đẩy các rối loạn hệ thống miễn dịch của bạn.

Làm thế nào để phòng tránh suy giảm hệ thống miễn dịch? Phòng tránh rối loạn hệ thống miễn dịch

Việc điều trị các rối loạn hệ thống miễn dịch do bác sĩ hỗ trợ bạn, bao gồm: 

  • Các thuốc kiểm soát quá trình trở nặng của bệnh tự miễn hoặc làm chậm bệnh suy giảm miễn dịch
  • Làm giảm triệu chứng
  • Tùy từng loại bệnh cụ thể sẽ có liệu trình và phương pháp điều trị khác nhau

Điều kiện tiên quyết để dự phòng 1 bệnh lý về miễn dịch là cách ly bản thân khỏi các yếu tố làm nặng hoặc kích ứng hệ miễn dịch của bạn. Sau đó là duy trì một thể trạng khỏe mạnh bằng cách:

  • Lập một chế độ ăn uống phù hợp với bệnh, bạn sẽ cần đến chuyên gia tư vấn dinh dưỡng  
  • Nghỉ ngơi điều độ, tránh khói thuốc lá và chất kích thích
  • Không để thể trạng thừa cân béo phì, vì yếu tố này làm tăng nguy cơ mắc một số bênh lý tự miễn
  • Duy trì tái khám định kỳ nếu như bạn có một chẩn đoán rối loạn miễn dịch
  • Nên tầm soát sức khỏe định kỳ 1-2 lần / năm để theo sát và phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe mà bạn cần lưu ý

Cuối cùng là giữ một thái độ lạc quan, dù là bệnh lý gì đi nữa, vẫn luôn có gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh ủng hộ bạn. Nếu không may mắn bạn đang mắc một rối loạn hệ thống miễn dịch, hãy giữ cho mình một thói quen lành mạnh và tinh thần vui vẻ. Đây là 2 yếu tố được chứng minh góp phần cải thiện tiên lượng cho rất nhiều loại bệnh. Hi vọng một số thông tin trên đây từ Mẹ và Con có thể giúp bạn hiểu hơn về rối loạn này và bảo vệ gia đình mình một cách hiệu quả. 

Bài viết liên quan

những điều cần biết khi dạy con về tình yêu

7 điều cha mẹ nên dạy con về tình yêu để trẻ luôn hạnh phúc

Mẹ và Con - Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc ngồi lại và tâm sự, chia sẻ cùng con những vấn đề về tình yêu, chẳng hạn như tình cảm gà bông của con và người bạn cùng lớp? Một đứa trẻ được dạy về tình yêu từ sớm có thể học được làm sao để yêu thương đúng cách cũng như biết cách sống hạnh phúc với những tình cảm mình đang có.