Xử lý dao nhọn, búa, kéo
Không có đứa trẻ nào muốn bị đau đớn. Khi một đứa trẻ hiểu thế nào là khái niệm đau đớn, chúng sẽ làm mọi thứ để tránh sự đau đớn ấy. Ngay khi con lên 3, các bậc phụ huynh đã có thể dạy con sử dụng những vật dụng sắc nhọn như dao, búa… Chỉ cần năm lấy tay con, nhẹ nhàng dạy chúng cắt đôi một trai chuối hay một quả bơ mềm. Khi chúng đã thử sức và khá thành thạo, hãy lặp lại thêm lần nữa bằng cách lấy một con dao cùn khác, đứng bên cạnh hướng dẫn và để con tự thực hành. Khi chúng vượt qua giai đoạn sợ hãi ban đầu và tiến đến giai đoạn an toàn tiếp theo, chúng sẽ ý thức hơn về điều này. Bạn lo lắng và không tin con mình có thể làm được điều đó? Hãy đến một trường Montessori, bạn sẽ phải ngạc nhiên khi trông thấy những đứa trẻ thậm chí nói còn chưa rõ chữ chuẩn bị đồ ăn trưa cho mình đấy!
Ngay khi con lên 3, các bậc phụ huynh đã có thể dạy con sử dụng những vật dụng sắc nhọn như dao, búa – Ảnh minh họa
Đọc một câu chuyện buồn
Hỉ, nộ, ái, ố là tất cả những cung bậc cảm xúc mà con người ai cũng phải và cần trải qua. Trẻ em cũng cần thực hành đối phó với những cung bậc cảm xúc ấy giống như người lớn. Thế nên không chỉ chìm đắm mãi trong những niềm vui, đọc một câu chuyện buồn thông qua sách vở, tiểu thuyết là một hình thức tuyệt vời giúp khơi gợi nguồn cảm xúc phong phú cho trẻ thơ. Những câu chuyện buồn sẽ giúp chúng phát triển sự cảm thông và lòng từ bi, bác ái được nhân rộng.
Nói chuyện với người lạ
Hầu hết các bậc cha mẹ đều dạy con không được tiếp xúc với người lạ, thế nhưng điều này thật tình không hoàn toàn đúng. Trong rất nhiều trường hợp, gia đình còn gây tổn thương cho bé nhiều hơn những người bên ngoài và cũng rất nhiều trường hợp, một ai đó chưa từng quen biết lại trở thành ân nhân của mình. Dạy con nói chuyện với người lạ cũng là một việc hết sức quan trọng vì biết đâu khi bé bị lạc đường, tai nạn… chính cách trao đổi thông tin với những người lạ mắt sẽ giúp đỡ con trong trường hợp này.
Không phải người lạ nào cũng xấu, đây là sự thật – Ảnh minh họa
Bỏ qua trường mẫu giáo và đi học thẳng lớp 1
Sẽ rất tốt nếu bạn đưa bé đi học ngay từ những năm đầu mẫu giáo, nhưng nếu vì một lý do gì đó khiến bạn không thể làm điều này cũng đừng lo lắng quá nhé. Ở lứa tuổi mẫu giáo, hoạt động chính của các con chủ yếu là vui chơi, nếu bị “bắp ép” học nhiều sau này khi lên lớp 1 bé sẽ rất dễ chán nản (vì cái gì cũng đã biết rồi). Giáo dục con tại nhà bằng cách tham gia các hoạt động vui chơi trong nhà và ngoài trời, vẽ tranh, bơi lội… sau đó bước vào lớp 1 khi bé thực sự sẵn sàng với những kỹ năng mà ba mẹ đã trau dồi cho trong suốt quá trình vừa qua.
Chơi cầu trượt
Tranh giành vị trí, lượt chơi của trẻ con luôn xảy ra như cơm bữa ở các sân chơi công cộng. Đừng quá vội vàng khi “ra tay” tìm vị trí tốt nhất cho con mình, hãy để chúng tự thỏa thuận điều đó với các bạn xung quanh. Những đứa trẻ gặp xung đột sẽ phải tự động não xử lý tình huống, tìm giải pháp thích hợp… do đó đầu óc chúng cũng nhạy bén hơn những đứa trẻ được bao bọc kỹ lưỡng. Trong một vài trường hợp có thể có nguy hiểm khi chúng tranh giành quá đà, lúc ấy phụ huynh mới là người bước ra cùng con giải quyết vấn đề. Luôn luôn giữ con trong an toàn không phải là điều tốt, tuổi trẻ cần được trải qua một vài rủi ro và xung đột để lớn lên.
Theo Parenting