Mẹ&Con - Đối với con cái, không gì hạnh phúc hơn được sống trong vòng tay của cha mẹ đẻ. Nhưng trường hợp cha mẹ tái hôn, con cái cũng cần được chuẩn bị để thích nghi với cuộc sống mới và những người thân mới. Hạnh phúc ngọt ngào của người phụ nữ làm mẹ kế Những ông bố dượng mẹ kế trong mơ của showbiz Việt 10 mẹ kế, bố dượng mẫu mực của showbiz

Trước đây, xã hội truyền thống vốn khá nặng nề với mối quan hệ giữa con cái và mẹ kế, bố dượng. Chính vì vậy mới có câu: “Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng?”. Tuy nhiên, con người khác với cỏ cây, hoa lá ở chỗ chúng ta có tình cảm, cảm xúc. Không một ai có thể từ chối sự yêu thương khi nó được vun đắp thật lòng.

Tại sao trẻ không muốn ba mẹ mình đi bước nữa?
Lý do lớn nhất dẫn đến việc trẻ không muốn ba mẹ mình đi bước nữa đó là vì chúng sợ mất đi hoặc sợ phải chia sẻ tình cảm mình đang có với một người hoàn toàn xa lạ. Bên cạnh đó, với những đứa trẻ đã đủ lớn để hiểu chuyện gì đang xảy ra, chúng biết được rằng nếu ba hoặc mẹ có “người mới”, thì khả năng hàn gắn ba mẹ mình xích lại nhau gần như là không thể.

Từ nhỏ, trẻ đã quen được sống với ba mẹ ruột. Nếu ba mẹ tái hôn, sẽ thật khó khăn để những đứa trẻ “ăn chưa no, lo chưa tới” gọi một người hoàn toàn xa lạ là ba mẹ. Nhiều trẻ còn tuyên bố rằng, chúng chỉ có duy nhất một ba mẹ và không có lý do gì để gọi một người khác như thế.

Những cách chống đối của trẻ
Sự không hài lòng được trẻ thể hiện rõ qua từng cử chỉ, hành động. Vô vàn hình thức phản đối được trẻ áp dụng như: căm ghét ra mặt, lẩn tránh, không nói không rằng, hỗn láo, đá thúng đụng nia… Tiêu cực hơn, nhiều trẻ còn phản đối dữ dội bằng cách bỏ nhà, tắt điện thoại, đi lang thang…

Chính vì vậy, ở vị trí cha mẹ ruột, vai trò gắn kết giữa “nửa kia” và con riêng của bạn vô cùng quan trọng. Chỉ một sơ suất nhỏ thôi cũng ảnh hưởng không ít đến tâm lý của trẻ, làm gián đoạn hành trình kết nối yêu thương.

Làm thế nào để gắn kết con cái với “nửa kia” của ba mẹ?
Đừng tỏ ra bực tức, cố tình ép buộc con cái phải gọi “nửa kia” của mình là ba mẹ, dẫu tất cả những điều bạn làm đều là muốn tốt cho chúng. Bỏ qua suy nghĩ rằng con cái còn nhỏ, chưa hiểu chuyện hay không có quyền can thiệp vào cuộc sống cá nhân của mình. Đôi khi, việc tái hôn của ba mẹ có suôn sẻ hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào đứa con riêng của họ.

Sẽ chẳng có nghĩa lý gì nếu bạn có thêm một tình yêu nam nữ, nhưng lại mất đi tình yêu với đứa con mình dứt ruột đẻ ra phải không nào? Chính vì vậy, việc chuẩn bị tâm lý cho con trước quyết định tái hôn cực là điều cực kỳ quan trọng.

Hành trình nối liền những yêu thương 3

Để con gắn kết với nửa kia của ba mẹ không phải là chuyện dễ dàng. (Ảnh minh họa)

Việc đúng đắn đầu tiên mà bạn cần làm, đó là không giấu diếm trẻ về sự xuất hiện của người thứ ba. Lén lút qua lại với “nửa kia”, đặt trẻ vào tình thế đã rồi thì khi phát hiện ra, ít nhiều chúng sẽ sốc vì cảm thấy mình bị lừa gạt. Hàng loạt những suy nghĩ hiện lên trong đầu chúng như: Mình chẳng là gì trong mắt ba mẹ, mình chỉ là người thừa, không hề có chỗ đứng trong trái tim họ… Khiến khoảng cách giữa trẻ và “nửa kia” của bạn ngày càng xa.

Hãy tạo cơ hội để “nửa kia” xuất hiện nhiều hơn trong sinh hoạt của bạn và con. Ví dụ như cả ba cùng nhau đi ăn, đi chơi, đi du lịch… Sự xuất hiện nhẹ nhàng, cùng cử chỉ quan tâm sẽ khiến trẻ xích lại gần “nửa kia” của ba mẹ hơn. Khi trẻ đã quen với sự có mặt của mẹ kế, bố dượng tương lai trong cuộc sống thì hai bạn chính thức về chung một nhà, chúng cũng đỡ bị sốc hơn.

Là người đứng giữa, bạn hãy tạo sự công bằng trong mọi mối quan hệ. Thậm chí, đôi khi dành cho trẻ sự ưu ái một chút cũng không sao. Dù trẻ có sai, cùng đừng đứng nghiêng hẳn về nửa kia mà chê trách con. Hành động này chỉ tổ đánh thức ngọn lửa bất hòa trong lòng con trẻ thức giấc.

Bên cạnh đó, bạn cần chỉ cho con thấy những thiệt thòi của gia đình khi không có đầy đủ các thành viên. Vắng bóng người đàn ông trụ cột, cái bóng đèn bị hư, ống nước bị rò chỉ có hai mẹ con ắt hẳn khó khăn trong việc sửa chữa. Nhà cửa bừa bộn, cơm nước bữa có bữa không rõ ràng thiếu đi bàn tay chăm sóc của người phụ nữ… Nhưng nếu có thêm một thành viên mới trong gia đình thì sao? Những vấn đề trên sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng.

Nhận định bố mẹ ghẻ của trẻ cũng phần lớn ảnh hưởng bởi mọi người xung quanh. Nếu trẻ có nhận thức méo mó, hãy uốn nắn con ngay lập tức. Phân tích cho con hiểu rằng, có thêm một thành viên mới có nghĩa là bé sẽ có thêm một ông bố, bà mẹ mới. Ví dụ như: Thay vì chật vật một mình giải bài toán khó, bé sẽ có người tận tình chỉ dẫn việc học hành. Thay vì cuối tuần phải yên vị ở nhà, chúng sẽ có người dẫn đi chơi, đi mua sắm… Vậy nên, việc đón thêm thành viên mới trong gia đình chỉ tăng thêm niềm vui, chứ chẳng hề làm đảo lộn hay mất đi niềm hạnh phúc vốn có trong cuộc sống thường ngày.

Chúc gia đình bạn luôn hạnh phúc! 

Thiết lập nguyên tắc cơ bản trong gia đình. Chẳng hạn như con cái phải lễ phép với ông bà cha mẹ, kính trên nhường dưới, gọi dạ bảo vâng… là điều không thể bỏ qua. Khi tất cả mọi người đều tuân thủ nguyên tắc này và coi đó là một phần tất yếu trong cuộc sống gia đình, mọi mối quan hệ sẽ trở nên “dễ thở” hơn.

Một điều tối kị, đó là nghiêm cấm nói xấu vợ/chồng cũ của mình trước mặt trẻ và nâng cao vị thế của “nửa kia” nhiều hơn. Làm như vậy, trẻ sẽ càng có ác cảm với mẹ kế, bố dượng tương lai vì suy nghĩ “Nếu không có “ông ấy”/ “bà ấy”, ba mẹ ruột mình sẽ yêu thương nhau nhiều hơn”. Trường hợp sau ly hôn, nếu giữa bạn và vợ/ chồng cũ vẫn giữ mối quan hệ tốt, bạn có thể nhờ họ nói khéo cho con hiểu. Lời nói của người gắn bó với trẻ từ lâu, bao giờ cũng tạo ra những hiệu quả nhất định.

Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Không được sống trong ngôi nhà đầy đủ cha mẹ ruột, không có nghĩa con bạn là đứa trẻ kém may mắn. May mắn hay không, hạnh phúc hay không tùy thuộc rất lớn vào cách giáo dục con cái và sự khéo léo của người làm cha mẹ. Mọi chuyện đều có cách nếu bạn giải quyết chúng bằng sự kiên nhẫn.

Tags:

Bài viết liên quan