Mẹ và Con - Cuối năm, khi công việc ngày càng nhiều hơn thì chúng ta càng dễ áp lực hơn. Vậy phải làm sao để giải tỏa được áp lực công việc chồng chất?

Căng thẳng, áp lực là điều khó tránh khỏi trong cuộc sống. Chúng ta không thể loại trừ mà phải học cách sống chung và hạn chế những điều tiêu cực này. Dưới đây là 5 cách hạn chế áp lực trong công việc Mẹ và Con muốn bật mí đến bạn. Hãy cùng xem chúng ta có thể “xử trí” như thế nào với stress và áp lực bạn nhé!

Áp lực trong công việc sẽ “bào mòn” bạn như thế nào?

Ảnh hưởng đến não

Áp lực trong công việc sẽ dẫn đến việc bạn thường xuyên ngủ muộn hoặc mất ngủ. Nhưng nếu, mất ngủ thường xuyên sẽ khiến não trở nên kém linh hoạt, minh mẫn. Nhiều tình trạng nặng hơn còn có nguy cơ bị tổn thương nghiêm trọng.

Theo các nhà khoa học, giấc ngủ cực kỳ quang trọng, chỉ cần bạn không chợp mắt trong khoảng 20 giờ liên tiếp thì sẽ dẫn đến những hậu quả khó ngờ. Mức độ linh hoạt và khả năng kiểm soát não của bạn sẽ giảm một cách khó kiểm soát. Chính vì thế hãy cố gắng ngủ để não còn đủ “nếp nhăn” để làm việc nhé.

Ảnh hưởng đến phổi

Khi bạn quá stress thì điều này sẽ kích thích tuyến thượng thận giải phóng hormone adrenaline. Hơi thở của bạn sẽ trở nên gấp gáp khi lượng hormone này tăng cao.

gặp áp lực trong công việc

Đây cũng là điều mà các nhà tâm lý khuyên chúng ta nên giữ bình tĩnh khi đang căng thẳng hoặc cảm thấy áp lực trong công việc.

Để hạn chế những hậu quá xấu khó ngờ, mỗi khi gặp căng thẳng hay lo âu bạn hãy thả lỏng mình bằng cách cố gắng hít thở thật sâu và đều đặn. Đặc biệt đối với những người bị bệnh suyễn thì áp lực trong công việc có thể khiến bệnh tình sẽ trở nên tồi tệ hơn nên hãy chú ý kiểm soát tâm trạng của mình bạn nhé.

Ảnh hưởng đến dạ dày

Khi bạn bị stress hay áp lực trong công việc thì sẽ làm thuyên giảm những loại hormone có tác dụng tăng cường lưu lượng máu đến các cơ. Hậu quả của việc này ảnh hưởng đến sự vận động cũng như co bóp của cơ bị yếu đi, trong đó có dạ dày.

Điều này dẫn đến một số tình trạng như khó tiêu, đầy hơi,… khiến bạn cảm thấy khó chịu hơn. Chính vì thế khi gặp những trường hợp này bạn nên hạn chế những thức ăn nặng như thịt, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ,… để duy trì sức khỏe ở mức ổn định.

Ảnh hưởng đến những mối quan hệ xung quanh bạn

Khi bạn để áp lực trong công việc quá lớn thì chính điều đó sẽ dần biến bạn thành một con người khác hoàn toàn. Bạn sẽ khó kiểm soát được cảm xúc cũng như hành động của mình. Bạn thường xuyên cáu gắt, nóng tính, dễ tức giận với mọi người xung quanh.

Và cũng chính điều đó sẽ ảnh hưởng đến những mối quan hệ xung quanh bạn, khiến bạn vô tình làm tổn thương những người yêu thương mình.

stress

Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Tác hại cuối cùng đó của áp lực trong công việc chính là những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tinh thần của mỗi chúng ta. Nếu như bạn không thể có cách giải quyết hay bất kỳ biện pháp nào để chấm dứt kịp thời, áp lực sẽ từng bước làm thui chột khả năng tư duy, trí nhớ, khả năng của bạn. Dần dần biến bạn thành một người dễ mất đi niềm tin vào cuộc sống, mất hết nghị lực, ý chí vươn lên.

Hiểu một cách đơn giản, khi gặp áp lực, dù là trong công việc hay cuộc sống thì bạn cũng dễ trở nên mệt mỏi, kiệt sức. Sức khỏe thể chất suy giảm khiến hệ miễn dịch của bạn cũng bắt đầu giảm sút, tăng nguy cơ mắc các loại bệnh lý khác. 

Khi bạn không đủ sức khỏe, bạn không thể làm việc và tập trung cho công việc. Điều này khiến bạn càng căng thẳng và rối rắm hơn, từ đó không giải quyết công việc một cách tốt nhất và tăng áp lực công việc. Mọi thứ sẽ trở thành một vòng tròn luẩn quẩn không lối thoát và mọi thứ sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn mà thôi.

5 Yếu tố khiến bạn bị áp lực với công việc hiện tại

Trưởng thành là một trong những quá trình mà bạn phải tự chống chọi và vượt qua mọi thứ trong đó có cả áp lực trong công việc. Nhu cầu vật chất cơm áo gạo tiền là điều mà ở lứa tuổi trưởng thành ai cũng phải trải qua. Bạn phải nỗ lực làm việc không ngừng nghỉ để tạo dựng sự nghiệp cho bản thân và cả gia đình.

Chính vì thế đôi ba lần bạn cảm thấy stress. Tuy nhiên đó chưa phải là nguyên nhân duy nhất. Vậy những yếu tố nào khiến bạn áp lực với công việc hiện tại?

Deadline

Deadline luôn là nỗi ám ảnh của tất cả dân văn phòng. Bạn cảm thấy dường như cơ thể đang dần đình công bởi có quá nhiều việc bạn cần hoành. Đặc biệt là vào mỗi dịp cuối tháng bạn phải rất nhiều việc nào là báo cáo, nào những kế hoạch cho tháng mới,… Chính vì thế, những lúc như vậy bạn phải dùng tất cả năng lượng vốn có của mình để làm việc. Dẫn đến cơ thể rã rời, mệt mỏi và bạn thấy áp lực với công việc hiện tại.

Như vậy, để có thể giải quyết được phần nào áp lực trong công việc bạn cần có một kế hoạch cụ thể để thực hiện cho suốt một tháng. Tránh dồn việc vào cuối tháng, thực hiện công việc đều đặn mỗi ngày và theo plan đã định ra sẽ giúp bạn thực hiện công việc một cách tốt nhất cũng như giảm được áp lực công việc.

căng thẳng

Lương

Một vấn đề tương đối nhạy cảm khiến bạn khó hài lòng với công việc đó chính là lương. Lương thưởng và các chính sách phúc lợi của công ty cũng là một phần khiến bạn cảm thấy áp lực. Có rất nhiều người vì nhu cầu sống thường ngày phải cố gắng làm việc để kiếm tiền. Mức lương là điều mà hầu hết ai cũng mong muốn nhận được phù hợp để trang trải cuộc sống.

Để nhận được một mức lương tốt bạn phải cố gắng làm việc hết mình. Chính vì thế mà đôi lúc bạn sẽ cảm thấy áp lực trong công việc đè nặng và khiến bản thân mệt mỏi.

Địa vị

Với một xã hội ngày càng phát triển và tân tiến thì bạn luôn cố gắng để có một trí xã hội nào đó. Tham vọng là bản chất của con người, chính vì thế bạn nỗ lực để làm việc nhằm thực hiện được tham vọng của bản thân mình. Bạn phải cố gắng vận hành chất xám một cách miệt mài nên sẽ dễ trở nên căng thẳng, mệt mỏi không kiểm soát.

Bị so sánh với người khác

Thời đại nào cũng vậy, sẽ có những người luôn ganh đua và so sánh nhau. Việc bản thân bị so sánh với người khác là điều khiến bạn cảm thấy khó chịu và khó giải bày. Khi bị so sánh với người khác, bạn sẽ dễ cảm thấy chán nản, tự ti, tự đánh giá bản thân mình chưa đủ tốt dù đã cố gắng rất nhiều, từ đó dẫn đến tình trạng áp lực trong công việc, sức khỏe tinh thần giảm sút.

Làm công việc mình không thích

Có người vì mưu sinh phải chọn một ngành nghề với mức lương ổn định để trang trải cuộc sống dù cho mình không thực sự yêu thích công việc này. Vì không làm đúng với sở trường của mình nên bạn phải cố gắng gấp 4 lần so với mọi người. Hơn nữa, bạn cũng không thể tìm thấy niềm vui trong những công việc mà mình đã làm.

Chính vì thế, bạn sẽ cảm thấy công việc trở thành áp lực và gánh nặng bởi bạn không thật sự có động lực để hoàn thành công việc của mình hằng ngày.

áp lực trong công việc

Giải pháp giúp đẩy lùi áp lực công việc

Quản lý thời gian theo nguyên tắc 80/20

Khi công việc quá tải nhiều người thường bị rơi vào áp lực, thậm chí là khủng hoảng. Để giải quyết điều này, bạn nên học cách quản lý thời gian theo nguyên tắc 80/20. Tức là ưu tiên giải quyết 20% nhiệm vụ quan trọng nhất trước để không bị làm phiền bởi 80% nhiệm vụ còn lại. 

Điều này có thể hiểu đơn giản hơn như sau: nếu bạn có 10 việc dự định thực hiện trong hôm nay, hãy xác định 2 việc quan trọng nhất và bắt tay vào làm. 8 việc còn lại hãy sắp xếp cho những ngày sau. Nếu bạn không tập trung vào 20% việc đó thì cuối cùng sẽ lãng phí 80% thời gian của mình.

Một gợi ý nho nhỏ, các bạn có thể dành mỗi cuối ngày để viết ra danh sách việc làm cho ngày mai. Sau đó, chọn ra 2 việc quan trọng nhất phải ưu và cố gắng tập trung làm trong một buổi hoặc một ngày. Đừng để bất cứ thứ gì khiến bạn bị gián đoạn. Trong thời gian thực hiện, nếu nhớ ra điều gì, hãy ghi chú ra giấy và làm sau khi hoàn thành việc ưu tiên. Bằng cách này sẽ giúp bạn không bị quá tải, áp lực công việc, lãng phí thời gian mà chẳng việc nào vào việc nào cả. 

nguyên tắc 80/20

Đối mặt với áp lực trong công việc

Khi áp lực đè nặng thì hầu như ai cũng cảm thấy mệt mỏi, sợ hãi và muốn buông xuôi. Nhưng cũng có người lựa chọn đương đầu, chịu đựng tất cả. Tất nhiên, ai cũng sẽ vượt qua được khoảng thời gian này. Và dù buông xuôi hay đương đầu cũng đều là cách để đi qua những ngày áp lực. Quan trọng là cách nào khiến chúng ta không hối hận, hối tiếc về quyết định đưa ra. 

Suy nghĩ tích cực là cách tốt nhất để đối đầu mới những khó khăn hiện tại, giúp bạn không còn chùn bước trước áp lực công việc. Mỗi ngày không ngừng nhắn nhủ bản thân rằng, một mũi tên chỉ được bắn về phía trước khi bị kéo ngược ra phía sau. Vậy nên, khi nào cuộc sống kéo bạn về sau, nghĩa là nó đang chuẩn bị để đưa bạn tiến về phía trước. 

Xây dựng chế độ sống lành mạnh

Dù biết rằng bạn còn hàng đống công việc đang chờ đợi đâu có thời gian rảnh mà tập thể dục, nhưng các hoạt động thể chất có thể giúp não bạn được kích thích, hưng phấn hơn và giảm stress. Cho nên, bạn chỉ cần cố gắng dành ra 20 phút mỗi ngày để chạy bộ, hoặc làm các động tác yoga, thiền giúp tinh thần thoải mái hơn và hạn chế áp lực do công việc hiệu quả.

Ngoài ra, chế độ ăn uống khoa học cũng rất quan trọng để sức khỏe không bị bào mòn, giảm sút. Khi mệt mỏi, chúng ta thường thèm ngọt, mặn hoặc béo để giúp bản thân thấy vui vẻ hơn, điều chỉnh tâm trạng. Nhưng sự thật là những loại thực phẩm này chỉ tạo niềm vui tạm thời, sau đó làm tăng sự căng thẳng, khiến chúng ta bị giảm sút khả năng giải quyết vấn đề ngay trước mắt. 

Đó là lý do tại sao chúng ta nên lựa chọn những thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau xanh để hỗ trợ tăng cường sự tập trung và tâm trạng, cải thiện tình trạng áp lực công việc.

Bên cạnh đó, khi gặp căng thẳng, bạn nên cố gắng ngủ đủ giấc hoặc ngủ đủ 1 chu kỳ giấc ngủ. Điều này giúp giải phóng các hormone vui vẻ trong cơ thể, hạn chế được những mệt mỏi khi làm việc.

đối mặt với căng thẳng

Học cách từ chối thẳng thắn

Nhiều người tự tạo áp lực cho bản thân khi ngần ngại từ chối lời nhờ vả từ đồng nghiệp, yêu cầu từ sếp và trở nên ôm đồm quá nhiều việc. Do đó, nếu bạn còn quá nhiều việc chưa hoàn thành, hãy nói thẳng thắn với sếp về điều này. Ngược lại, nếu chấp nhận thì rất có thể từ đó trong mắt sếp bạn là người có thể làm tốt rất nhiều việc một lúc. Như vậy, khả năng việc thêm vào là rất cao và áp lực của bạn sẽ chẳng bao giờ giảm được. 

Cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Nhiều người gặp áp lực trong công việc do dành thời gian để làm việc quá mức mà không thư giãn hay dành thời gian cho những niềm vui cá nhân. Áp lực trong công việc cũng giống như một phần sự sống của bạn vậy. Có áp lực mới có thể khiến bạn mạnh mẽ và kiên cường để giải quyết mọi khó khăn. Những lúc như thế, bạn có thể dành một ít thời gian để chiều chuộng bạn thân hơn. Tốt nhất, bạn nên học cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống, dù bận rộn đến đâu đi chăng nữa cũng có những khoảng thời gian cho riêng mình.

Chẳng hạn như mỗi tối đi làm về bạn có thể dành 30 phút để ngâm mình thư giãn trong bồn tắm hoặc mỗi cuối tuần sẽ xem một bộ phim yêu thích. Bạn có thể làm một những điều làm bạn vui, chẳng hạn như đi shopping, massage chân, đốt nến thơm thư giãn, gặp gỡ bạn bè hoặc đi xem phim,… Có những khoảng nghỉ ngơi giúp đầu óc của bạn thư thái hơn, giảm thiểu áp lực công việc và giúp cho bạn có nhiều năng lượng để làm việc hơn.

Đặc biệt, bạn nên cố gắng để tạo ra một thói quen để có thể tự tạo ra niềm vui cho chính mình. Những khi bạn bị stress hãy thử “nâng niu” cảm xúc một một chút, yêu thương bản thân mình một chút. Tạm gác lại những khó khăn qua một bên, thư giãn đã nhé.

Đi du lịch

Nếu bạn cứ mãi tập trung vào công việc trong suốt thời gian dài mà không cho mình thời gian nghỉ ngơi, du lịch thì sẽ không tốt. Bạn nên sắp xếp công việc một cách hợp lý và chừa thời gian để vi vu đâu đó. Hãy tạo cho đầu óc một khoảng không để F5 lại thì mới có thể làm việc hiệu quả được.

Đặc biệt, nếu bạn đang làm những công việc thiên về sáng tạo thì hãy siêng đi du lịch nhé, biết đâu ở một đất mới nào đó sẽ cho bạn một ý tưởng táo bạo, đặc sắc và là cách đánh bại áp lực trong công việc hiệu quả.

đi du lịch

Đặt mục tiêu cho chính mình

Nhiều người vẫn cho rằng việc đặt mục tiêu cho mình chính là gấp đôi áp lực trong công việc của bản thân. Tuy nhiên, nếu bạn đặt mục tiêu một cách hợp lý, tự lượng sức mình và có một kế hoạch thực hiện khoa học sẽ giúp bạn loại bỏ những khó khăn. Đặt một vài tiêu chí đơn giản cho mình, củng cố thêm sự tự tin.

Và điều đặc biệt và đơn giản nhất bạn có thể thực hiện đó là tập thói quen dọn dẹp phòng mỗi ngày chẳng hạn. Đó là cách rèn luyện thói quen tốt, cũng những tạo cho mình một lối sống lành mạnh.

Áp lực trong công việc là điều khó tránh khỏi trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Vậy nên thay vì tìm cách bài trừ, Mẹ và Con khuyên bạn hãy đối mặt và hạn chế điều này với các cách trên để cuộc sống luôn được cân bằng, vui vẻ, bạn nhé! 

Bài viết liên quan