Mẹ&Con - Quan tâm con cái không sai, cái sai ở đây chính là sự bao bọc quá kỹ lưỡng khiến chúng “ngộp thở”. Biết nói "ngọt", tôi dỗ trẻ bướng bỉnh "ngon lành" Mẹ sẽ ứng xử như thế nào khi trẻ bướng bỉnh?

Trẻ em có thể nổi loạn vì nhiều lý do khác nhau. Trong một số trường hợp, lý do đằng sau sự nổi loạn của con chính là do phương pháp nuôi dạy sai lầm của cha mẹ, nhất là những ông bố bà mẹ quá nghiêm khắc, luôn luôn áp đặt con cái. Trẻ có xu hướng nổi loạn chống lại các quy tắc của cha mẹ. Chúng làm như vậy là vì mong muốn được tự do, được sống và học tập với những điều mình mong ước, khao khát…

Một số trẻ em khác lại nổi loạn vì họ cảm thấy mình bị lu mờ trước mọi người xung quanh. Nổi loạn để hướng ánh nhìn của mọi người đến mình, nổi loạn để gây sự chú ý… Sâu thẳm trong tâm hồn của những đứa trẻ này rất cô đơn, chúng luôn khao khát được thấu hiểu và sẻ chia.

Hai nguyên nhân chính khiến trẻ nổi loạn và cách khắc phục 3

Cách giáo dục từ cha mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển nhân cách của con cái – Ảnh minh họa

Làm thế nào để “kìm hãm” sự nổi loạn này?

Biết được nguyên nhân nổi loạn của trẻ, các bậc phụ huynh sẽ dễ dàng đưa ra cách giải quyết phù hợp hơn trong từng tình huống.

Ví dụ như khi trẻ nổi loạn do ba mẹ quá nghiêm khác, phụ huynh cần tự mình điều chỉnh lại cách dạy con. Quan tâm con cái không sai, cái sai ở đây chính là sự bao bọc quá kỹ lưỡng khiến chúng “ngộp thở”. Hãy để trẻ được nói lên suy nghĩ của mình, để chúng được tự do theo đuổi ước mơ, làm những điều mà mình khao khát… Nhiệm vụ thích hợp nhất mà ba mẹ có thể làm, đó là đứng bên cạnh dõi theo con, kịp nâng đỡ lúc chúng thiếu sót, sai lầm. Thậm chí khoa học đã chứng minh rằng, con người làm việc tốt nhất là khi sâu thẳm trong trái tim họ thực sự có đam mê bất tận với lĩnh vực/ngành nghề đó.

Ở trường hợp trẻ nổi loạn bởi muốn gây sự chú ý, ba mẹ cần sắp xếp công việc, dành nhiều thời gian gần gũi bên chúng nhiều hơn. Không cần làm những điều to lớn này, điều to lớn kia… chỉ cần trò chuyện vui vẻ với con, cùng con tham gia vào các trò chơi, đưa đón con đi học… sẽ khiến chúng bớt cảm thấy cô đơn lạc lõng và không cần xài “chiêu” để thu hút mọi người hướng về mình.

Tags:

Bài viết liên quan