Mẹ&Con – Chỉ vì lỡ tay đánh rơi túi đồ khi ngồi phía sau xe máy mà người mẹ trong đoạn video liên tục mắng chửi, thậm chí ra tay tát con gái ngay giữa phố. Cô giáo mầm non bạo hành đánh bé 2 tuổi bầm tím đùi Sẽ còn bao nhiêu vụ bạo lực học đường tấn công trẻ nhỏ nữa? Chia sẻ đau lòng của người mẹ có con bị bạo hành

Sau khi đăng tải, đoạn video dài gần 1 phút này nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng. Được biết, sự việc này xảy ra tại ngã tư Ngô Thì Nhậm, Trần Xuân Soạn (Hà Nội). Đa phần mọi người đều tỏ thái độ bức xúc trước cách hành xử của người mẹ.

Video: Mẹ đánh, chửi con gái thậm tệ ngay giữa phố

Theo dõi đoạn video, các bạn có thể thấy bé gái tầm 5-6 tuổi, vì lỡ tay đánh rơi túi đồ khi ngồi phía sau xe máy nên bị mẹ chửi mắng thậm tệ. Thậm chí, người phụ nữ được cho là mẹ của bé gái còn đòi bỏ rơi bé giữa phố. Khi bé gái hoảng sợ, khóc nức nở, người mẹ này còn chỉ tay và quát “ngậm mõm mày vào”, rồi thẳng tay tát vào mặt bé.

Một người đàn ông  khi chứng kiến sự việc cũng lại gần khuyên ngăn: “Thôi em, nó trẻ con biết cái gì”. Mặc cho lời khuyên của người xung quanh, chị ta vẫn tỏ thái độ hung dữ, tiếp tục đe dọa con bằng lời lẽ cay độc: “Khôn hồn trèo lên xe đi tìm, mày không tìm được đồ, mày đừng có trách tao”.

Không riêng gì sự việc này mà những ngày qua, bạo hành trẻ em trở thành vấn đề gây nhức nhối cho xã hội. Sau vụ cậu bé 10 tuổi ở Hà Nội bị chính bố đẻ và mẹ kế đánh đập tàn nhẫn đến nỗi gãy 2 xương sườn, rạn sọ não thì lại tiếp tục vụ việc gây xôn xao dư luận khi bố nhẫn tâm đâm chết con trai 5 tuổi ở Pleiku. Chưa dừng lại ở đó, trường hợp bố dùng dây điện đánh con trai thương tích đầy mình ở Hà Nội cũng khiến dư luận hết sức hoang mang.

Bố mẹ cần ghi nhớ một điều rằng, xu hướng bạo lực từ gia đình sẽ ảnh hưởng đến cách hành xử của trẻ nhỏ đối với bạn bè và những người xung quanh. Theo các chuyên gia tâm lý, trẻ em có tuổi thơ sống trong hoàn cảnh bạo lực hoặc là nạn nhân của bạo lực, có hành vi bạo lực cao hơn so với những trẻ bình thường.

Bạo lực gia đình gây ra nhiều hậu quả khó lường, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, thể xác và cả những chấn động về mặt tinh thần. Sự bạo hành của bố hoặc mẹ đối với con cái gây tác động không chỉ trong thời gian ngắn mà nó còn để lại di chứng suốt đời. Trước mắt, bạo hành là nỗi khiếp sợ và căm ghét của trẻ nhưng tới khi trưởng thành, những đứa con, lại có xu hướng  “lặp lại” cách cư xử độc ác đó với người thân. Khi thực hiện hành vi bạo lực, họ dường như không còn kiểm soát được hành vi của mình. Như vậy, di chứng tinh thần của bạo lực gia đình đã in sâu vào tiềm thức và điều khiển hành vi của trẻ.

Tags:

Bài viết liên quan