Ký ức tuổi thơ của tôi về gia đình ư? Chỉ toàn những hình ảnh buồn bã. Bố tôi làm thầu xây dựng, mẹ tôi làm giáo viên. Gia đình tôi khá giả hơn hẳn các gia đình khác, nhưng chẳng vì thế mà hạnh phúc hơn. Bố tôi đi vắng nhiều hơn ở nhà và gần như chẳng nói chuyện gì với vợ con. Lần duy nhất tôi cảm thấy tình yêu của bố là khi nhà đi chơi biển, ông tay choàng tay ôm cả ba mẹ con vào lòng. Bao nhiêu việc chăm sóc, lo lắng cho con cái, bố mẹ chồng, một mình mẹ tôi đảm nhiệm hết. Tất bật là vậy, nhưng mẹ chỉ nhận được sự ghẻ lạnh của gia đình bên nội.
Tôi là con gái đầu lòng, với gia đình bên nội thì sinh con gái cũng như chưa có con. Họ trông đợi đứa con thứ hai. Tuy nhiên, do sinh non, em trai tôi không được khỏe như kỳ vọng. Thế nên, bà nội tôi liên kiếm cớ này cớ khác để mỉa mai khả năng sinh con đẻ cái của mẹ, chì chiết những nỗ lực chăm sóc gia đình của mẹ. Mẹ yêu văn thơ, nhưng chỉ dám lén lút đọc sách khi ông bà đã đi ngủ, vì mẹ sợ những lời móc mỉa.
Bà nội tự nhận trách nhiệm dạy tôi thành một người phụ nữ “hoàn hảo” hơn mẹ, nên từ khi tôi còn bé, bà đã luôn nhắc nhở tôi về việc học nấu ăn, quản lý nhà cửa, “học hành không quan trọng”. Trong khi đó, mẹ luôn động viên tôi học tập. Mẹ có thể nín nhịn mọi chuyện, nhưng trước việc học tập của con cái, bà quyết liệt đến bất ngờ. Vì thế, cùng với sự lớn lên của tôi, những trận cãi cọ của bà và mẹ ngày một nhiều, mâu thuẫn giữa mẹ và bố cũng tăng lên. Để rồi cuối cùng, khi em trai tôi đã vào đại học, mẹ tôi quyết định li dị chồng.
Gia đình khiến tôi trở thành một cô gái yếm thế, rụt rè. Mãi đến năm 24 tuổi, khi các cô bạn đã rục rịch lấy chồng, tôi mới có bạn trai đầu tiên. Đó chính là 8 năm về trước. Mẹ tôi, lúc ấy sống chung với hai chị em tôi, cũng nóng ruột chuyện hôn nhân của tôi đến mức tuần nào bà cũng gọi bạn trai tôi đến ăn cơm tối để nhắc nhở chúng tôi “sớm ổn định”. Bạn trai tôi khi ấy cũng đã sẵn sàng kết hôn, vậy nên mọi ánh mắt đều dồn về phía tôi. Chỉ có điều, tôi không muốn cưới chồng.
Tôi không bao giờ quên được cảm giác khủng hoảng mỗi khi về nhà bạn trai chơi. Mẹ anh soi mói những việc tôi làm, hỏi han không ngừng về công việc, sở thích. Chị gái anh liên tục thử sai tôi làm việc này, việc kia để xem tôi có đủ đảm đang không. Đó là chưa kể, mỗi khi có mặt một thành viên nào đó trong gia đình, anh bỗng trở nên xa cách với tôi một cách lạ lùng. Những lời nói ngọt ngào tan biến, trên môi anh chỉ còn những lời cộc lốc, những mệnh lệnh.
Cứ sau mỗi lần như vậy, tôi lại lảng tránh bạn trai mình hơn một chút. Tôi chỉ còn thấy vui khi được ở một mình, làm những việc tôi muốn. Và thế rồi, tôi chọn đi du học khi đã 26 tuổi, một cái cớ hoàn hảo để chấm dứt mối tình ngột ngạt. Tôi nhận ra, những ký ức thời thơ ấu về mẹ đã cho tôi bài học về sự độc lập của mình. Không cần ai bên cạnh, tôi vẫn hạnh phúc. Trong 4 năm sống tại nước ngoài, tôi học, hẹn hò, du lịch, làm tình nguyện viên, thậm chí tham gia vào một ban nhạc. Trở về Việt Nam, tôi sớm có được một công việc tốt, trở thành người phụ nữ tự tin, hoàn toàn hài lòng với chính mình.
Hoặc ít nhất là tôi tưởng như vậy.
Tuy nhiên, một ngày kia, bố tôi bị đột quỵ. Mỗi năm, tôi chỉ gặp ông hai ba lần khi có việc hiếu hỉ của đại gia đình, và lần nào cả hai chị em tôi cũng kiếm cớ để không ở lại lâu, tránh nói chuyện với bố. Bố tôi chẳng có vẻ gì là ốm yếu. Ông ốm vặt vài ngày rồi tự khỏi. Thế nhưng, lần này thì khác. Bố tôi được cứu kịp thời, nhưng sức khỏe ông suy yếu đến mức việc trở mình trên giường cũng là thử thách. Không còn cách nào khác, mẹ tôi quay trở lại cạnh ông.
Khi 30 tuổi, tôi bỗng nhiên thấy cả gia đình mình lại ở bên nhau. Giờ đây, mọi việc đều đã khác xưa. Mẹ tôi đã già nhưng bà vui vẻ hơn bao giờ hết. Bà tổ chức câu lạc bộ thơ ca dành cho những người về hưu giống mình. Bà trở thành người không thể thiếu trong nhiều hoạt động cộng đồng. Trong khi đó, bố tôi chẳng thể đi được đâu nếu không có xe lăn, không có người trợ giúp.
Dường như việc không thể đi đâu xa khiến bố tôi có cơ hội quan sát con cái, để một ngày ông chợt hỏi tôi: “Sao con không muốn lấy chồng?”. Câu hỏi của ông khiến tôi nổi giận, bất chấp việc hiểu rõ rằng bố mình đang ốm yếu. Trong cơn nóng giận bừng bừng, tôi kể lại cho ông nghe về tất cả những gì tôi đã trải qua khi còn nhỏ. Nỗi cô đơn, sự tấm tức, bất bình và cả nỗi buồn tôi đã trải qua, ông chưa từng nhìn thấy. Rất lạnh lùng, tôi cho ông biết bài học lớn nhất tôi có được từ cuộc đời của mẹ là chúng ta không cần phải chạy theo mong muốn của người khác, không cần phải hy sinh tự do cá nhân của mình cho ai khác. Những lời cay nghiệt của tôi khiến ông sốc nặng, nằm liệt giường 4 ngày.
Sự kiện trên khiến em trai tôi quyết định nghỉ vài ngày để ở cạnh bố. Từ một cậu bé ốm yếu ngày nào, em đã trở thành một người đàn ông khỏe mạnh, chín chắn. Em nghe mẹ tôi kể về cuộc hội thoại căng thẳng giữa chúng tôi, nhưng không đưa ra một lời bình luận. Phải cho đến một ngày, khi bố tôi đã khỏe, mẹ đưa ông đi dạo, em mới ngồi xuống cạnh tôi nói: “Chị đừng làm trẻ con nữa, được không?”. Sau đó, bất chấp việc tôi cười rũ ra vì câu ấy, em nói tiếp: “Những gì xảy ra trong gia đình ta khi trước là phần cuộc đời đã qua. Mẹ đã tha thứ cho bố. Em đã chọn gác mọi chuyện lại. Còn chị, chị cần phải bước ra khỏi những gì chị đã tự xây lên. Chị đừng làm đứa trẻ con hay khóc trong góc nhà trước đây nữa”.
Tuy nhiên, một ngày kia, bố tôi bị đột quỵ. Mỗi năm, tôi chỉ gặp ông hai ba lần khi có việc hiếu hỉ của đại gia đình, và lần nào cả hai chị em tôi cũng kiếm cớ để không ở lại lâu, tránh nói chuyện với bố. Bố tôi chẳng có vẻ gì là ốm yếu. Ông ốm vặt vài ngày rồi tự khỏi. Thế nhưng, lần này thì khác. Bố tôi được cứu kịp thời, nhưng sức khỏe ông suy yếu đến mức việc trở mình trên giường cũng là thử thách. Không còn cách nào khác, mẹ tôi quay trở lại cạnh ông.
Khi 30 tuổi, tôi bỗng nhiên thấy cả gia đình mình lại ở bên nhau. Giờ đây, mọi việc đều đã khác xưa. Mẹ tôi đã già nhưng bà vui vẻ hơn bao giờ hết. Bà tổ chức câu lạc bộ thơ ca dành cho những người về hưu giống mình. Bà trở thành người không thể thiếu trong nhiều hoạt động cộng đồng. Trong khi đó, bố tôi chẳng thể đi được đâu nếu không có xe lăn, không có người trợ giúp.
Dường như việc không thể đi đâu xa khiến bố tôi có cơ hội quan sát con cái, để một ngày ông chợt hỏi tôi: “Sao con không muốn lấy chồng?”. Câu hỏi của ông khiến tôi nổi giận, bất chấp việc hiểu rõ rằng bố mình đang ốm yếu. Trong cơn nóng giận bừng bừng, tôi kể lại cho ông nghe về tất cả những gì tôi đã trải qua khi còn nhỏ. Nỗi cô đơn, sự tấm tức, bất bình và cả nỗi buồn tôi đã trải qua, ông chưa từng nhìn thấy. Rất lạnh lùng, tôi cho ông biết bài học lớn nhất tôi có được từ cuộc đời của mẹ là chúng ta không cần phải chạy theo mong muốn của người khác, không cần phải hy sinh tự do cá nhân của mình cho ai khác. Những lời cay nghiệt của tôi khiến ông sốc nặng, nằm liệt giường 4 ngày.
Sự kiện trên khiến em trai tôi quyết định nghỉ vài ngày để ở cạnh bố. Từ một cậu bé ốm yếu ngày nào, em đã trở thành một người đàn ông khỏe mạnh, chín chắn. Em nghe mẹ tôi kể về cuộc hội thoại căng thẳng giữa chúng tôi, nhưng không đưa ra một lời bình luận. Phải cho đến một ngày, khi bố tôi đã khỏe, mẹ đưa ông đi dạo, em mới ngồi xuống cạnh tôi nói: “Chị đừng làm trẻ con nữa, được không?”. Sau đó, bất chấp việc tôi cười rũ ra vì câu ấy, em nói tiếp: “Những gì xảy ra trong gia đình ta khi trước là phần cuộc đời đã qua. Mẹ đã tha thứ cho bố. Em đã chọn gác mọi chuyện lại. Còn chị, chị cần phải bước ra khỏi những gì chị đã tự xây lên. Chị đừng làm đứa trẻ con hay khóc trong góc nhà trước đây nữa”.