Mỗi một đứa trẻ là một cá thể riêng biệt với sở thích, cá tính, tài năng và ước muốn khác biệt. Do đó, muốn giáo dục đạt hiệu quả tốt nhất không gì hơn là bố mẹ phải theo sát, hiểu và điều hướng đúng theo những gì tồn tại trong con người của bé.
Giáo dục con cái là trách nhiệm trước hết ở mỗi bố mẹ
Dưới đây là 10 mẹo nhỏ giúp chuyện giáo dục con cái trở nên dễ dàng hơn:
Giúp con phát triển bằng chính nội lực
Khi bạn quan tâm đến các con, bạn sẽ hiểu con có khả năng gì, thích gì và sẽ làm gì. Tất cả những điều này sẽ có ý nghĩa hơn là khi bạn cố áp đặt ước muốn chủ quan của bản thân để buộc trẻ phải làm theo chúng. Nếu làm được như vậy, bạn sẽ hiểu được vai trò của người đồng hành với bé là thế nào.
Định ranh giới với từ “không”
Thỉnh thoảng, hãy tránh nói “không” với trẻ vì nó sẽ mang đến những điều tuyệt vời hơn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn không bao giờ nói “không” với con mình. Bạn không lên sẵn chương trình giáo dục như một cái khuôn đúc và bắt ép con phải rập theo đó mà là nhẹ nhàng hướng dẫn để bé làm những gì bé muốn. Đây là một cách tiếp cận quan trọng để giúp hiện thực hóa những gì bạn muốn con mình làm thay vì để bé làm những gì không nên làm.
Trước tiên bạn phải làm gương
Tại sao trong các phương pháp giáo dục luôn đề cập đến việc làm gương của bố mẹ? Đơn giản vì nếu muốn con phát triển theo hướng tích cực thì chính bạn cũng phải làm tròn trách nhiệm của mình. Phải học cách để kiểm soát và điều hướng chính bản thân mình trước khi bạn muốn con biết tự quản lý bản thân.
Nuôi dạy con theo những giá trị nhất định
Bạn phải thực sự hiểu được các giá trị thực sự của những điều bạn sẽ dạy cho trẻ. Có như vậy, bạn mới đủ nhiệt tâm để theo đuổi con đường giáo dục mình đã chọn.
Hiểu trẻ để giao tiếp tốt hơn
Trẻ con nhìn thế giới khác với người lớn. Các bé có một cách riêng để trải nghiệm về những gì diễn ra xung quanh và diễn đạt lại chúng theo những phương thức khác nhau. Vì vậy, bạn thêm các thông tin và kiến thức để giúp bản thân mình hiểu trẻ nhiều hơn.
Thực hiện đàm phán khi cần
Đôi khi, việc dạy trẻ biết cách giao tiếp không chỉ là một kỹ năng sống mà còn là cách để chuẩn bị tương lai cho cuộc sống của bé. Nếu trẻ tiếp xúc nhiều với bố mẹ và người thân trong gia đình, nó cũng sẽ giúp xây dựng lòng tin giữa cha mẹ và con cái.
Khuyến khích khả năng tự giải quyết vấn đề
Một trong những cách tốt nhất để bé phát triển ý chí tự lập là để bé tự giải quyết vấn đề của mình. Nếu bạn càng chu đáo trong kế hoạch đưa bé vào thế giới và tự xoay xở thì bé sẽ càng trang bị cho mình nhiều kỹ năng sống hơn. Và khi bạn muốn bé nghiêm túc làm một công việc nào đó, bé sẽ hoàn thành nó vượt quá sự mong đợi của bạn.
Vượt qua nỗi thất vọng thay vì la hét
Trong vai trò của một người mẹ, bạn rất dễ nổi nóng, nhất là khi những điều bạn dạy bé không được như mong đợi. Thế nhưng áp lực lớn không có nghĩa là bạn cho phép mình nổi cáu và la hét vô tội vạ. Thay vào đó, hãy học cách để kiềm chế sự nóng giận của bản thân bằng cách hít thở sâu và thôi la hét. Hãy thử và bạn sẽ thấy nó giải quyết được vấn đề của bạn hơn là chọn cách la hét.
Kiểm soát xu hướng hưởng thụ của trẻ
Ngày nay trẻ em có xu hướng hưởng thụ vật chất nhiều hơn do điều kiện xã hội thay đổi. Thế nhưng, một số phụ huynh lại tìm cách cho con mình biết về giá trị đồng tiền từ rất sớm. Ngay từ khi còn nhỏ, bé đã được cùng mẹ đi mua sắm, tính toán chi tiêu và phụ việc nhà để có được số tiền tiêu vặt như ý. Bằng cách này, trẻ sẽ biết quý trọng sức lao động của chính mình và không phụ thuộc vào đồng tiền của người khác.
Để trẻ suy nghĩ về hậu quả những việc đã làm
Gánh chịu những hậu quả đã gây ra cũng là một hình thức kỷ luật dành cho bé. Những hình phạt tự nhiên này sẽ giúp trẻ nhận ra vấn đề sâu sắc hơn. Nó giúp bé biết nhận trách nhiệm với những việc làm của mình và tự tin quyết đoán cho những gì mình sẽ làm sau này.
Khoảng cách giữa bố mẹ và con cái không chỉ xảy ra với những bố mẹ thường xuyên lơ là con mà còn có thể trở thành mối lo lớn nhất ngay với những bố mẹ luôn dành sự quan tâm cho con mình. Chính vì vậy, điều quan trọng nhất trong cách tiếp cận của các bố mẹ là hãy lắng nghe và hiểu con mình trên các giá trị của bản thân trẻ.
Theo smartparenting