Mẹ&Con - Trẻ khuyết tật thường nhạy cảm hơn trẻ thường và có những suy nghĩ sâu sắc, già dặn hơn. Một chút cư xử vô tình của mẹ cũng có thể khiến bé cảm thấy bị tổn thương lòng tự trọng, từ đó dẫn đến phản tác dụng, khiến bé thay vì hòa đồng hơn thì lại mặc cảm hơn lên. Giảm 23kg, "gái một con" Vy Oanh tự tin diện nội y nóng bỏng Mâu thuẫn cách nuôi dạy con: làm sao giải quyết? 10 lý do để mẹ yêu con gái

 Mẹ&Con thân mến,

Con trai tôi được 8 tuổi và bé có một khuyết tật ở ngoại hình (bé bị tật nhẹ một bên chân). Tôi rất thương con nên luôn nỗ lực giúp bé có cơ hội chơi đùa, hòa đồng với bạn bè. Chẳng hạn như tôi thường tặng quà cho các bạn của bé, kèm theo lời “gửi gắm” vào lớp nhớ chơi cùng con cho con đỡ buồn. Cứ cách vài tuần một lần, tôi lại tổ chức những buổi ăn uống hay những chuyến đi chơi để mời các bạn của con cùng tham gia.

Thế nhưng, bất chấp mọi cố gắng của tôi, càng ngày bé càng trầm tĩnh, thích thu mình vào thế giới riêng và thích tự chơi hơn là chơi với bạn bè. Sáng hôm qua, khi tôi hào hứng nói với con rằng cuối tuần sẽ tổ chức cho các con đi chơi ở Suối Tiên, con có thể rủ bất cứ bạn nào con thích, mẹ sẽ điện thoại xin phép phụ huynh của bạn và đưa xe đón bạn tại nhà thì con tỏ vẻ rất thờ ơ. Bé ngồi im một lúc, sau đó nói với tôi một câu mà tôi không tin được là do đứa trẻ 8 tuổi thốt ra. Con bảo: “Mẹ đừng làm vậy nữa. Con chỉ muốn ở một mình, con không muốn mẹ… lấy lòng(!) các bạn con như vậy đâu!”. Bác sĩ ơi, tôi làm sao với bé bây giờ? Nghe con nói mà tôi tan nát hết gan ruột.

Nguyễn Thị Hồng Hà 

(Quận 10)

Giúp con vượt qua mặc cảm, tự ti 3

Trước hết, xin chia sẻ với những nỗi lòng của bạn. Khi có một đứa con thiệt thòi hơn những đứa trẻ bình thường, tâm lý người mẹ nào cũng mong dành tất cả mọi thứ để bù đắp cho con, mong con mình bớt mặc cảm, tự ti. Nhưng bạn ạ, trẻ khuyết tật thường nhạy cảm hơn trẻ thường và có những suy nghĩ sâu sắc, già dặn hơn. Một chút cư xử vô tình của mẹ cũng có thể khiến bé cảm thấy bị tổn thương lòng tự trọng, từ đó dẫn đến phản tác dụng, khiến bé thay vì hòa đồng hơn thì lại mặc cảm hơn lên.

Chẳng hạn như, qua cách bạn làm, bé sẽ nhìn nhận là bạn bè chơi với bé không phải vì thích bé, mà vì… những món quà mẹ tặng, những buổi đi chơi mẹ bỏ tiền lo từ đầu đến cuối. Điều này khiến bé cảm thấy giống như mình “không còn giá trị”, dẫn đến những cư xử tiêu cực như cố thu mình vào vỏ ốc. Cách tốt nhất để bé tự tin không phải là cố gắng “bảo bọc” cho con, mà chính là giúp con nhận ra dù có thế nào đi nữa, con vẫn có những thế mạnh đặc biệt của mình, con vẫn được bạn bè yêu quý vì “con là chính con”. Chỉ có điều đó mới giúp bé vững vàng, tự tin vào bản thân cũng như tin vào những tình cảm trong lành mà bạn bè dành cho mình được.

Bạn hãy học cách tôn trọng những suy nghĩ và quyết định của bé. Thay vì tự ý làm điều gì đó, nên hỏi con: “Con có thích mẹ tổ chức một buổi đi chơi không?”. Việc giúp trẻ khuyết tật tự tin vào bản thân mất rất nhiều thời gian chứ không thể một tuần, một tháng. Bạn cũng nên kiên trì hướng con đến những môn năng khiếu, những môn sở trường phù hợp… Chẳng hạn, khi bé nhận ra mình vẽ đẹp, hoặc nhận ra mình chơi đàn hay nhất lớp, bé sẽ có được sự mến phục, ngưỡng mộ một cách chân thành từ bạn bè, từ đó tự tin hơn vào bản thân mình.

Theo sự tư vấn của Bác sĩ Lê Phương Thúy (Chuyên khoa Tâm lý trẻ em) 

Tags:

Bài viết liên quan