Mẹ&Con - Biết bao điều trẻ học được chính từ quá trình chơi đùa với bạn mình. Chơi với bạn là một cách quan trọng để trẻ học dễ dàng các “nguyên tắc” khó giải thích thành lời như: chia sẻ, chờ đến lượt, nhường nhịn bạn, giúp đỡ lẫn nhau… Con bạn có thể rụt rè, nhút nhát, nhưng một bà mẹ tuyệt vời như bạn chắc hẳn vẫn có những mẹo nhỏ để giúp con kết bạn dễ dàng! Tiêu chuẩn chọn bạn gái thú vị của con trai “Sợi dây” tình cảm gia đình bạn bền vững đến đâu? 7 phim hoạt hình công chúa của Walt Disney bạn nên xem

Sau đây là một vài chia sẻ của các bà mẹ gửi đến cho Mẹ&Con về vấn đề này:

* Chị Lê Thị Thanh Hoa (Quận 5):

Xóm tôi khá đông con nít. Tôi luôn chủ động phối hợp với các bà mẹ để cho trẻ chơi chung với nhau. Ban đầu, tôi “rủ rê” vài đứa trẻ đến nhà, mang đồ chơi hướng dẫn cho các bé chơi chung. Con tôi tính rất nhát nhưng thấy có mẹ nên cũng tự tin hơn. Sau đó, khi bé đã bắt đầu quen quen, tôi để những đứa trẻ tự do, thỉnh thoảng để mắt quan sát nhưng không can thiệp vào nữa. Con bé chơi với bạn một hồi rồi quên cả chuyện không có mẹ bên cạnh, dạn dĩ hẳn lên! Đặc biệt, khi rủ các bé khác đến chơi, bạn cũng nên chọn tối thiểu một bé lớn hơn con bạn một chút. Vì bé lớn hơn sẽ có tính chủ động cao hơn và có thể làm “trưởng nhóm”, hướng dẫn các bé khác tốt hơn.

* Chị Nguyễn Bích Ngọc (Quận 6):

Nếu bạn cho con chơi ở nhà, phải đảm bảo có nhiều đồ chơi để bọn trẻ không phải giành nhau. Trường hợp con bạn chưa quen lắm với “đám đông”, hãy cho bé chơi những trò mà bé quen thuộc và thành thạo trước. Điều này giúp bé thấy tự tin hơn với bạn bè mình. Khi nào bé thật dạn dĩ mới cho chuyển dần sang các trò chơi hơi “lạ mắt”. Khi trẻ chơi, thế nào chuyện cãi cọ cũng có thể xảy ra. Người lớn cần giữ nguyên tắc không “can thiệp” quá nhiều vì bọn trẻ vẫn có cách “xử lý” và phát triển hơn chính từ những cách xử lý đó. Tuy nhiên vẫn phải để mắt thường xuyên và đảm bảo trẻ được an toàn. Trường hợp trẻ chuyển sang… cãi nhau gay gắt, người lớn cần lập tức có mặt ngay để giúp đỡ và hướng trẻ vào trò chơi khác.

giup-con-co-them-nhieu-ban-moi

* Chị Chu Thị Hạnh Hoa (Quận Bình Thạnh):

Ngay từ khi cháu còn bé tí, tôi đã hay ẵm cháu đi chơi trong khu phố, cho cháu làm quen, chào những trẻ khác và những cô chú hàng xóm. Điều này giúp ích cho trẻ rất nhiều. Cháu lớn hơn một chút thì có thể đưa cháu đi cùng trong những chuyến đi chơi xa giữa vài gia đình hay của công ty. Ở đó, cháu có quá trình làm quen dần dần với những “bạn nhỏ” trạc tuổi mình. Tôi hướng dẫn cả cho cháu các “mẫu chào hỏi” như: “Mình tên là Bé Ti, bạn tên là gì?”. Người lớn thường nghĩ chuyện đó… không cần dạy. Nhưng thực tế là khi cháu bé được hướng dẫn cụ thể, cháu sẽ cảm thấy mạnh dạn hơn. 

* Chị Phùng Thị Ánh (Quận Tân Bình):

Ai cũng mong con mình có nhiều bạn. Tuy nhiên, không nên “ép” trẻ kết bạn. Trong những trường hợp cháu cảm thấy không thoải mái, đừng đẩy trẻ ra theo kiểu: “Ơ kìa, chơi với bạn đi chứ!”. Cách này khiến cháu cảm thấy căng thẳng hơn và khó hòa nhập hơn. Hãy hướng dẫn cho trẻ theo hướng từng chút, từng chút một. Nếu trẻ chỉ thích chơi một mình, bạn có thể nghĩ đến việc nuôi một con vật nuôi nào đó (an toàn) trong nhà. Vì nuôi vật nuôi chính là một cách giúp trẻ cởi mở hơn và có xu hướng thích kết bạn hơn. Đặc biệt, trong những trường hợp trẻ quá mức thu mình, không nhìn thẳng vào ai, sợ hãi một cách quá mức thì tốt nhất là nên sớm đưa trẻ đến gặp bác sĩ. 

Tags:

Bài viết liên quan