Mẹ&Con – Con cái không chỉ là “bản sao không cần công chứng” của bố mẹ về ngoại hình mà còn học theo họ rất nhiều thói quen trong cuộc sống hàng ngày. Vì thế, nếu “bản chính” nêu gương tốt thì “bản sao” cũng sẽ có những hành động đẹp và ngược lại. Bé biết bắt chước người lớn từ khi nào? Bé gái tử vong chỉ vì sự bất cẩn của bố mẹ với chiếc sạc điện thoại Giúp mẹ sắm 'dế' thông minh từ tính năng điện thoại, an toàn và hợp túi tiền

Trẻ con rất dễ bắt chước người lớn

Đừng bao giờ sử dụng điện thoại trước mặt con trẻ 5

Trẻ con bắt chước những thói quen của người lớn rất nhanh. (Ảnh minh họa)

Bạn không thể phủ nhận rằng, trẻ con bắt chước rất nhanh từ những thói quen xấu của bố mẹ và thậm chí là chúng còn làm tốt hơn những gì bố mẹ đã làm. Từ dáng đi, cách nói chuyện điện thoại hay những câu nói “cửa miệng” của bạn hàng ngày… bọn trẻ đều có khả năng làm tốt hơn bạn. Đây chính là lý do Mẹ&Con muốn dành những lời khuyên cho các bậc phụ huynh, trước hết hãy là tấm gương sáng cho con noi theo. Bố mẹ gương mẫu thì con sẽ “soi” vào đó để thực hiện và điều chỉnh các hành vi, suy nghĩ, cảm xúc và thái độ sống của mình.

Hãy là tấm gương sáng cho con

Đừng bao giờ sử dụng điện thoại trước mặt con trẻ 6

Hãy dừng ngay thói quen dùng điện thoại trước mặt con trẻ. (Ảnh minh họa)

Trẻ con luôn quan sát và làm theo những gì chúng thấy và nhất là những hành động của bố mẹ. Bạn thường làm gì vào thời gian rảnh rỗi thì bé yêu của bạn cũng sẽ làm y chang như bạn. Vì thế, việc bố mẹ thường xuyên cầm điện thoại, chơi điện tử… sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cả thói quen chơi thiết bị điện tử của trẻ. Nếu ngày nào bạn cũng tuần hoàn thói quen này trước mặt con trẻ thì đừng bao giờ mong các con sẽ ngồi đọc một cuốn sách hay, vui chơi ngoài trời hay đơn giản chỉ là ngồi vẽ một bức tranh theo trí tưởng tượng của bé. Lời khuyên tốt nhất cho bạn là hãy tạm cất chiếc điện thoại đi để tận hưởng trọn vẹn thời gian bên con.

Bên cạnh đó, bố mẹ có thói quen chăm chăm vào màn hình của các thiết bị điện tử như điện thoại, iPad, máy tính… trước mặt con cái có thể khiến chúng giảm sự tập trung. Đó là kết quả nghiên cứu của các nhà tâm lý học đến từ Đại học Indiana (Mỹ). Theo đó, nghiên cứu đã cho bố mẹ và trẻ sơ sinh ở trong một phòng chơi thông thường. Để đảm bảo bố mẹ không biết về những gì đang bị giám sát, họ không được cung cấp bất kỳ hướng dẫn nào.

Cụ thể, các nhà tâm lý học phát hiện ra rằng, những trường hợp trẻ sơ sinh và bố mẹ cùng quan tâm đến một vật trong hơn 3,6 giây, đứa trẻ vẫn tập trung trung bình 2,3 giây sau khi bố mẹ chú ý tới thứ khác. Trong khi khoảng thời gian bổ sung này có vẻ ít nhưng nó vẫn tăng gấp 4 lần so với trẻ em mà bố mẹ ít có sự tập trung. Các trẻ em có khoảng thời gian chú ý ngắn nhất được tìm thấy trong nhóm mà bố mẹ không tham gia trò chơi.

Qua đó có thể thấy sự chú tâm của trẻ bị ảnh hưởng bởi tương tác xã hội và đây là điều đầu tiên phác thảo về mối liên hệ trực tiếp giữa khoảng thời gian người chăm sóc nhìn vào một vật với việc trẻ sẽ tập trung ở đối tượng đó bao lâu.

Tags:

Bài viết liên quan