Mẹ và Con - Hai trong số những triệu chứng phổ biến nhất trong thời kỳ mãn kinh là những cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm, ảnh hưởng đến khoảng 3/4 tổng số phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh.

Dù sớm hay muộn, mãn kinh là một giai đoạn mà tất cả những người phụ nữ bình thường đều phải trải qua. Hai trong số những triệu chứng phổ biến nhất trong thời kỳ mãn kinh là những cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm. Triệu chứng khó chịu này ảnh hưởng đến khoảng 3/4 tổng số phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh.

Theo Hiệp hội Mãn kinh Bắc Mỹ (NAMS), khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh, họ có thể sẽ liên tục gặp phải những bốc hỏa từ 6 tháng đến 5 năm, và ở một số phụ nữ, triệu chứng khó chịu này có thể kéo dài trong 10 năm hoặc thậm chí lâu hơn.

Những cơn bốc hỏa trong thời kỳ tiền mãn kinh

Cơn bốc hỏa là một cảm giác nóng dữ dội, nhưng không phải do các tác nhân bên ngoài gây ra như thời tiết hay môi trường. Các cơn bốc hỏa có thể xuất hiện đột ngột bùng phát từ bên trong cơ thể bạn. Bạn có thể cảm thấy:

  • ngứa ran giữa những ngón tay  
  • tim đập nhanh hơn bình thường
  • làn da bỗng nhiên nóng lên
  • khuôn mặt bị đỏ ửng
  • đổ mồ hôi, đặc biệt là ở phần thân trên cơ thể

Cơn bốc hỏa kéo dài bao lâu?

tiền mãn kinh

Các cơn bốc hỏa thường xảy ra đột ngột. Đôi khi, cơn bốc hỏa sẽ qua đi sau vài giây, nhưng đôi khi có thể kéo dài hơn 10 phút. Trung bình, mỗi cơn bốc hỏa sẽ kéo dài khoảng bốn phút.

Tần suất mà bạn gặp phải các cơn bốc hỏa cũng khác nhau. Một số phụ nữ sẽ trải qua một vài cơn bốc hỏa mỗi tuần, trong khi những người khác có thể phải trải qua vài cơn bốc hỏa chỉ trong vài giờ. Tùy thuộc vào giai đoạn nào trong thời kỳ tiền mãn kinh, mà tần suất có thể thay đổi. 

Nguyên nhân gây ra cơn bốc hỏa?

Vẫn chưa có nghiên cứu nào có thể giải thích chính xác và rõ ràng nguồn cơn của những triệu chứng này. Một số bằng chứng rõ ràng cho thấy những cơn bốc hỏa là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Và các nhà nghiên cứu cũng đang đưa ra giả thiết về mối liên hệ của cơn bốc hỏa với các vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, cũng đang được nghiên cứu.

Béo phì và hội chứng chuyển hóa được cho là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ bốc hỏa. Một số phụ nữ hầu như không nhận thấy những cơn bốc hỏa hoặc chỉ cảm giác khó chịu một chút. Tuy nhiên đối với những người khác, nhưng cơn bốc hỏa này thậm chí có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ theo một cách khá tiêu cực.

Các yếu tố kích thích

Ở mỗi phụ nữ, các yếu tố có thể khác nhau đôi chút, nhưng một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • uống rượu
  • tiêu thụ các sản phẩm có caffeine
  • ăn thức ăn cay
  • ở trong không gian nóng bức
  • cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng
  • mặc quần áo chật
  • hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá

Cách tốt nhất để tìm ra nguyên nhân khiến cho các cơn bốc hỏa mà bạn gặp phải càng thêm khó chịu là hãy bắt đầu viết nhật ký về các triệu chứng của mình. Viết ra những gì bạn đang làm, ăn, uống, cảm giác hoặc đang mặc gì khi mỗi cơn bốc hỏa ập đến. Sau vài tuần, bạn sẽ nhận thấy được một số điểm tương đồng giữa những cơn bốc hỏa và tìm ra nguyên nhân cho chính mình.

Ngăn ngừa các cơn bốc hỏa

tiền mãn kinh

Bạn có thể giảm tần suất các cơn bốc hỏa nếu bạn tìm ra các yếu tố gây ra và tránh chúng. Mặc dù điều này sẽ không ngăn chặn hoàn toàn các cơn bốc hỏa, nhưng bạn có thể nhận thấy rằng bạn ít gặp các triệu chứng hơn.

Không có phương pháp điều trị nào được đảm bảo để ngăn ngừa các cơn bốc hỏa, nhưng có những lựa chọn có thể giúp bạn kiểm soát các triệu chứng của mình. Mục tiêu của việc điều trị thường là làm giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất của các cơn bốc hỏa. Bạn có thể cân nhắc thay đổi lối sống, liệu pháp thay thế hormone, thuốc kê đơn hoặc liệu pháp thay thế. Trao đổi với bác sĩ có thể giúp bạn quyết định cách tiếp cận tốt nhất để giúp ngăn ngừa cơn bốc hỏa.

Một số mẹo “mì ăn liền” giúp kiểm soát cơn bốc hỏa

  • nhấm nháp một chút nước đá khi bắt đầu bốc hỏa
  • mặc quần áo ngủ bằng vải cotton và sử dụng bộ khăn trải giường bằng vải cotton dễ thấm hút
  • chuẩn bị sẵn một túi chườm lạnh trên cạnh giường ngủ của bạn

Các loại thảo mộc và tinh dầu

Mặc dù các nghiên cứu y tế chưa chứng minh được hiệu quả của chúng trong việc giảm các cơn bốc hỏa, nhưng dưới đây là danh sách các loại thảo mộc và tinh dầu mà các chị em luôn truyền tai nhau để giúp cải thiện các cơn bốc hỏa khó chịu: 

  • Black cohosh (Actaea racemosaCimicifuga racemosa). Không dùng thuốc này, nếu bạn bị rối loạn chức năng gan.
  • Cỏ ba lá đỏ (Trifolium pratense). Loại thảo mộc này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
  • Dương Quy (Dong Quai, Angelica sinensis). Loại thảo mộc này nếu tương tác với warfarin làm loãng máu (Coumadin).
  • Dầu hoa anh thảo (Oenothera biennis). Tinh dầu này có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc làm loãng máu và một số loại thuốc điều trị tâm thần.
  • Đậu nành. Đậu nành có thể gây đầy hơi. Nếu gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh ung thư liên quan đến estrogen thì không nên dùng đậu nành.

Tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn trước khi dùng bất kỳ sản phẩm nào trong số các loại thảo mộc này. 

Thay đổi lối sống

Lựa chọn lối sống có thể tác động chính khi nói đến vấn để về sức khỏe. Sống một lối sống lành mạnh có thể làm giảm tỷ lệ mắc và làm giảm mức độ nghiêm trọng của các cơn bốc hỏa, đồng thời giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và loãng xương. Và thế nào là một lối sống lành mạnh?

  • Ăn một chế độ ăn uống cân bằng và kiểm soát khẩu phần ăn 
  • Tập thể dục thường xuyên 
  • Ngừng hút thuốc và tránh xa khói thuốc

Bởi vì chúng ta đều là những cá thể khác biệt nhau, nên mỗi phụ nữ đều sẽ trải qua thời kỳ tiền mãn kinh với những trải nghiệm rất riêng biệt. Đừng vội buồn phiền khi thấy những người phụ nữ khác vẫn sống vui vẻ và sung mãn trong khi bạn đang phải mệt mỏi đối đầu với những cơn bốc hỏa không mong muốn. Nếu phương pháp này dường như không hiệu quả với bạn, hãy thử cách khác. Nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu mọi chuyện có thể vượt khỏi tầm kiểm soát. Giữ tinh thần sảng khoái và lạc quan, chính là chìa khóa để mọi phụ nữ luôn sung mãn trong cuộc sống của mình!

Bài viết liên quan