Mẹ&Con - Đối với nạn nhân của xâm hại tình dục, các em thường có những ảnh hưởng tâm lý nặng nề, nỗi đau tinh thần có thể kéo dài cả đời và để lại nhiều hậu quả khủng khiếp. 10 điều mẹ dạy giúp con thoát khỏi nạn xâm hại tình dục Bức vẽ của bé 5 tuổi tố cáo tội phạm xâm hại tình dục 3 quy tắc bảo vệ con khỏi xâm hại tình dục, bố mẹ cần ghi nhớ

Các bậc phụ huynh nên ghi nhớ một điều rằng, tội phạm xâm hại tình dục trẻ em có ở khắp nơi, từ chính ngôi nhà, trường học, công viên… Chúng “ẩn nấp” trong vỏ bọc ở bất kỳ chỗ nào và trong bất cứ vai trò nào trong xã hội.

Bí quyết chữa lành “vết sẹo” tâm hồn của trẻ bị xâm hại tình dục 3

Luôn ở bên tâm sự, chia sẻ với con là cách giúp con hiểu hơn về vấn nạn xâm hại tình dục. (Ảnh minh họa)

Trường hợp bị đánh đập, lăng mạ, xâm hại tình dục… trẻ sẽ rơi vào tình trạng tâm lý hoảng loạn, sợ hãi, luôn sống trong sự xấu hổ, sống khép kín, không muốn gặp ai. Những lúc như này, không ai khác bố mẹ chính là “liều thuốc” quý để động viên con và cần đưa con đến ngay các cơ sở y tế để chữa lành các vết thương thể chất kịp thời. Đồng thời, bố mẹ cần báo ngay với công an, chính quyền địa phương để bảo vệ con và bảo vệ những đứa trẻ khác đang trong nguy cơ bị xâm hại tình dục.

Việc điều trị tâm lý cho trẻ bị lạm dụng tình dục là rất quan trọng, không hề đơn giản theo từng trường hợp cụ thể nhưng lại là một bước không thể bỏ qua. Mẹ biết không, khi việc bị lạm dụng gây hoảng loạn trầm trọng sẽ sinh ra các sang chấn tâm lý trong não. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể sinh ra tật tâm lý suốt đời đối với trẻ. Bởi sự việc đó có thể cứ “đeo bám” mãi trong suy nghĩ cũng như ký ức cho tới lúc trẻ đã trưởng thành.

Bởi sự việc đó có thể ám ảnh mãi trong suy nghĩ cũng như ký ức không thể quên, cho tới lúc trẻ trưởng thành. Hơn nữa, khi gặp bất kỳ hình ảnh, âm thanh, hành vi nào dù là trên báo, trên tivi có liên quan đến việc lạm dụng, xâm hại tình dục trẻ sẽ lại lâm vào tình trạng hoảng sợ, xa lánh, nghi ngờ người thân, bạn bè và luôn trong cảm giác đề phòng tất cả.

Bên cạnh tìm gặp bác sĩ tâm lý, phụ huynh và nhà trường cần phối hợp với nhau để chữa trị vết thương của bé. Bé nên được tham gia nhiều hơn các hoạt động ngoài trời, vận động thể thao, ca hát, vẽ tranh, xem kịch… Ngoài ra, trong thời gian đầu, bố mẹ không nên để con ngủ một mình mà hãy thường xuyên trò chuyện, vỗ về trẻ trước khi ngủ và đặc biệt hạn chế tối đa việc trẻ tiếp xúc với những hình ảnh, âm thanh gợi nhớ lại nỗi kinh hoàng.

Tags:

Bài viết liên quan