Các kỹ năng dạy trẻ chia sẻ dưới đây được hai cô giáo mầm non giàu kinh nghiệm là Amores và Calibo (Mỹ) chia sẻ:
1. Để bé tự khẳng định quyền sở hữu
Trẻ không muốn chia một món ăn hay cho bạn mượn đồ chơi vì sợ chúng sẽ thuộc về người khác. Vì thế, bạn có thể chỉ cho trẻ biết và khẳng định được rằng “món này là của con nhưng con sẵn sàng để chia nó cho các bạn”.
2. Đặt ra các quy định riêng trong nhà
Nếu con có món đồ ăn hay đồ chơi nào đó, con nên chia sẻ nó với các anh, chị, em và bạn bè
Bạn hạy đặt ra nguyên tắc: “Nếu con có món đồ ăn hay đồ chơi nào đó, con nên chia sẻ nó với các anh, chị, em và bạn bè”. Nếu bé đến trường và đòi mang theo những món đó, bạn cũng nên giúp trẻ hiểu trẻ cần tôn trọng nguyên tắc mà bạn đã đặt ra.
3. Cảm thông với nỗi lòng của bé
Nếu bé chưa sẵn sàng để chia sẻ với người khác, bạn có thể nói “Mẹ biết con rất thích nó, nhưng nếu chúng ta chia sẻ với người khác, con sẽ thấy vui hơn nhiều”.
4. Cho trẻ chơi những trò chơi tập thể
Trong các trò chơi mang tính tập thể cao như bóng đá, bóng chuyền… bé sẽ học được bài học sẻ chia với đồng đội của mình. Các bé cần tự nhận ra mình phải biết sẻ chia từ trong những tình huống cụ thể của cuộc sống.
5. Cho phép bé trì hoãn thêm thời gian
Trẻ em sẽ rất chóng chán đối với một món đồ chơi nào đó nhưng khi vừa có nó lại rất khó để tách các bé ra khỏi chúng. Vì thế, hãy cho phép bé được chơi với món đồ đó thêm ít giây. Như thế, lời thuyết phục của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn.
6. Đừng ép trẻ phải chia sẻ đồ cá nhân
Mỗi đứa trẻ cần đi qua những giai đoạn phát triển khó khăn để hình thành nhân cách của mình. Đôi lúc trẻ có thể ương bướng và cứng đầu nếu như bạn buộc bé phải làm điều mà bé không thích. Tốt nhất, hãy để trẻ được hòa vào cuộc sống bên ngoài với các mối quan hệ xã hội để tự nhận ra trách nhiệm và mục đích của những việc mà trẻ đang làm.
7. Xây dựng lòng tự trọng
Lòng tự trọng và khả năng tự lập sẽ giúp một đứa trẻ thêm tự tin để tiếp xúc và chia sẻ với những người khác. Để có được điều đó, bạn nên giúp trẻ đạt được những “thành tựu” nho nhỏ nào đó trong cuộc sống thường ngày. Chẳng hạn, giao nhiệm vụ cho trẻ phù hợp với lứa tuổi và yêu cầu hoàn thành chúng trong một khoảng thời gian nhất định.
Sau cùng, mỗi đứa trẻ là duy nhất. Không ai có thể ép buộc trẻ phải tìm hiểu và thực hành điều gì chúng không muốn. Do đó, thay vì để trẻ miễn cưỡng chấp nhận, bạn nên kiên nhẫn và tạo cơ hội cho trẻ để sẻ chia những lúc cần.
Theo Smartparenting