Mẹ&Con - 'Mẹ ơi, nhanh lên. Cô giáo con cần gặp mẹ gấp lắm!'. Gửi xe vào trường, đi được một vòng, bé Bin (8 tuổi) mới cười khanh khách 'Con đùa mẹ đó…'. Bực quá, chị Phương phát vào mông con một cái. Nhưng rồi chợt ngớ người ra khi nghe Bin ấm ức: 'Thế mà ai cũng bảo là con có thể nói dối vào ngày này…'. Lợi ích tuyệt vời khi dạy con trồng cây 7 lưu ý dạy con bảo vệ bản thân Trẻ nói dối, cha mẹ nên làm gì?

Nếu không để ý đến ngày “cá tháng tư”, lẽ ra chị Phương cũng nên hỏi xem tại sao Bin lại đùa thế với mình. Phản ứng của mẹ sẽ khiến bé hụt hẫng và không hiểu mình sai ở chỗ nào. Vì thực ra Bin cũng chỉ bắt chước trò đùa của các anh chị lớn hơn thôi mà!

* Ngày nói dối

Du nhập từ phương Tây nhưng “cá tháng tư” (1/4 hàng năm) ngày càng quen thuộc với chúng ta và tất nhiên là nó cũng có ảnh hưởng tới các bé. Thế nhưng chẳng phải người lớn vẫn hay dạy bé nói dối là một tật xấu đó sao? Vậy có nên cho bé bắt chước ngày cá tháng tư không, đó vẫn là băn khoăn của nhiều mẹ!

day-con-noi-doi-ngay-ca-thang-tu

Thật ra, cấm con nói dối không hẳn là bé sẽ không nói dối. Và bạn có chắc lúc nào mình cũng nói những điều thật hay không? Điều quan trọng là bạn nên giúp bé hiểu có những điều có thể nói dối vì nó không làm người khác khó chịu và trò đùa trong ngày “cá tháng tư” cũng vậy.

* Nói dối được phép và nói dối không được phép

Nếu giải thích cho bé đâu là lời nói dối chấp nhận được và đâu là lời nói dối không được phép thì bạn có mất cả ngày, bé cũng không hiểu được. Đừng quên là bé của bạn chỉ mới có mấy tuổi đầu và bất cứ điều gì bạn nói cũng là một tràng những câu hỏi “tại sao” của bé rồi! Cách hiệu quả nhất là bạn nên giúp bé phân biệt qua những tình huống cụ thể.

Chẳng hạn, bé biết bạn ghét ăn không thích ăn lê nhưng khi một đồng nghiệp đem một giỏ lê đến tặng, bạn lại cám ơn rối rít. Muốn bé không thắc mắc, bạn nên giải thích cho con rằng: “Nếu nói mẹ không thích, bác ấy sẽ buồn lắm. Bác ấy có quý mẹ con mình thì mới đem lê đến tặng chứ!”.

* Sao mẹ nói dối được còn con thì không?

Đừng bao giờ để bé nói câu ấy với bạn. Muốn vậy, bạn không nên bịa đặt ra những lý do để “chữa cháy” cho lỗi của mình. Thừa nhận với bé những lỗi hiển nhiên như: “Ôi, mẹ mải việc quá nên trễ mất giờ đón con.” thay vì “Mẹ cứ tưởng là bố sẽ đi đón con cơ đấy!”.

day-con-noi-doi-ngay-ca-thang-tu

Với những trường hợp nhạy cảm như nói về sự ra đi của một ai, một vật gì đó mà bé yêu thương, bạn không nên nói quanh co hay kéo dài thời gian như “Ông đi chơi rồi mai mốt ông sẽ về với con…”. Nếu không, bé sẽ có cảm giác bị phản bội khi biết được sự thật. Tập cho bé biết chấp nhận những gì không như mong muốn nhưng cố gắng đơn giản và làm cho bé thấy đó là một việc nhẹ nhàng, hiển nhiên của người già!

Nên phân biệt sự nói dối với trí tưởng tượng của bé.

Không nên cấm đoán hay đe dọa bé theo kiểu: “Nếu con còn nói dối một lần nữa thì mẹ sẽ…”. Cách này không những không có hiệu quả mà còn ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của bé nữa đấy!

Tags:

Bài viết liên quan