Mẹ&Con - “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, câu nói xa xưa của ông bà ta luôn đúng trong mọi hoàn cảnh và hợp với mọi thời đại. Thế nên việc dạy dỗ và tập cho bé cách “lựa lời” trong giao tiếp là vô cùng cần thiết và quan trọng. Sau đây, Me&Con xin tư vấn một số bí kiếp nho nhỏ bỏ túi cho các mẹ để các mẹ dễ dàng uốn nắn lời ăn tiếng nói của con yêu ngay từ khi còn nhỏ nhé! 3 cách nghĩ sai trong việc dạy con Mâu thuẫn cách nuôi dạy con: làm sao giải quyết? 5 điều không nên làm trong cách nuôi dạy con

1/ Sành sỏi tiếng mẹ đẻ!

Hãy luôn nhắc nhở cho con hiểu rằng, trước khi con muốn nói điều gì hãy thông thạo tiếng mẹ đẻ trước. Bé nhất định phải nói tròn vành rõ chữ tiếng mẹ đẻ từ khi còn nhỏ mới có thể học bất cứ thứ tiếng: Anh, Pháp,… nào khác. Và quan trọng là trước khi muốn diễn đạt tâm ý của bản thân cho người khác hiểu, bé cũng cần nói tốt tiếng mẹ đẻ. Đó sẽ là điều đầu tiên bé cần phải học trước khi học bất cứ môn học nào, các mẹ nhớ nhé!

day-con-kheo-leo-trong-giao-tiep-doi-voi-be-tren-6-tuoi

2/ Nhẹ nhàng tiếp nhận lời khen

Tùy theo độ tuổi, mẹ có thể tập cho bé nói theo cách phù hợp với tuổi tác của bé. Và nhất là tùy theo đối tượng mà bé tiếp xúc: người già, người lớn, bạn, em nhỏ, …. Khi bé nhận được lời khen tặng từ bất cứ ai, hãy chỉ cho bé biết cách nói: “Cảm ơn!” và kèm theo lời một nói khiêm tốn khác .Ví dụ: thầy cô khen bé: “Con giỏi lắm!” mẹ hãy chỉ cho bé biết cách trả lời rằng: “Dạ con cám ơn thầy, nếu không có thầy đã không có con ngày hôm nay, con sẽ cố gắng để không phụ lòng thầy cô ạ!”. Hoặc bé nhận được lời khen từ bạn bé “Bạn giỏi quá, bạn thật đáng ngưỡng mộ!”, bé có thể nhẹ nhàng tiếp nhận lời khen bằng cách nói rằng: “Cám ơn bạn, chỉ là mình gặp may thôi!”. Bé hãy nhớ rằng: không chỉ lời nói, mà bé cũng phải diễn đạt điều bé nói qua ánh mắt của bé nữa nhé! Hãy nhìn thẳng đối phương khi nói chuyện với họ, như vậy bé sẽ tạo được độ tin cậy trong mắt người khác.

day-con-kheo-leo-trong-giao-tiep-doi-voi-be-tren-6-tuoi

3/ Ứng xử trước lời chỉ trích

Sẽ có những lúc bé gặp phải những rắc rối hoặc cũng có thể do bé vô tình gây ra lỗi lầm. Và cũng sẽ không ít lần bé chịu sự chỉ trích từ người lớn hay bạn bè của bé, quan trọng là ngay lúc đó, bé cần dũng cảm đối mặt và chấp nhận lời chỉ trích. Các mẹ nhớ lưu ý điều này nhé! Dạy bé dũng cảm đối mặt với khó khăn, áp lực, và sự chỉ trích mới tạo cho bé bản lĩnh để lớn lên và trưởng thành sau này là điều vô cùng quan trọng. Hãy hướng dẫn con yêu thành tâm nói lời: “Xin lỗi!” trước khi phân trần bất cứ điều gì các mẹ nhé! Ví dụ: “Con xin lỗi ạ! Con rất tiếc vì điều này, con hứa sẽ thay đổi và sẽ không tái phạm nữa” Và tùy vào tính huống để có cách phân trần phù hợp, ví dụ: “Con chỉ nghĩ là … nhưng không ngờ mọi chuyện lại tồi tệ đến mức vậy. Con thật sự cũng không muốn!”.

4/ Khước từ trả lời những câu hỏi mà mình không muốn

Lắm lúc bé sẽ đối mặt với những câu hỏi khiếm nhã. Điều đó khiến con yêu phân vân và cảm thấy “cứng họng”. Tùy theo tình hình, bé có thể đáp trả bằng cách hỏi ngược lại: “Xin lỗi, nhưng tại sao bạn/cô/chú/anh/chị lại muốn biết điều đó vậy ạ ?” Có thể đối phương sẽ trả lời được ngay, nhưng đa số chắc chắn sẽ tỏ ra lúng túng trước câu hỏi bất chợt này của bé. Như vậy, bé có thể nói tiếp: “Nếu chuyện đó không quá quan trọng thì chúng ta gác lại chuyện này sang một bên nhé!” rồi nhanh miệng lái sang chủ đề khác: ví dụ “Ồ hôm nay bạn/cô/chú/anh/ chị không đi học/đi làm sao?”.

day-con-kheo-leo-trong-giao-tiep-doi-voi-be-tren-6-tuoi

5/ Hãy nhận xét chung chung khi bị buộc phải đưa ra lời nhận xét dễ gây mích lòng một trong 2 bên

Có lúc bé sẽ vô cùng lúng túng khi bị hỏi: “Một trong 2 bạn này, con thấy ai là người thích hợp nhất để làm tổ trưởng?” hoặc đại loại những câu như vậy. Các mẹ hãy hướng dẫn cách tránh né câu trả lời khiếm nhã vì dù bé có nói ra chọn bên nào cũng sẽ gây mích lòng cho bên còn lại. Thế nên thay vì phải trả lời những câu “dễ bị ghét” như vậy, bé có thể nói “Ôi bạn nào cũng giỏi, con thực sự không biết nên chọn ai bỏ ai nữa ạ!”. Như vậy, bé đã tránh được 1 rắc rối nho nhỏ rồi đấy các mẹ ạ!

Giao tiếp cũng là một nghệ thuật, khi bé có thể nhanh nhạy trong giao tiếp ngay từ bây giờ sẽ hình thành một thói quen, một bản lĩnh trong ăn nói ngay từ khi còn cắp sách tới trường. Như vậy, bé sẽ ngày một dày dặn và tự tin hơn khi nói trước đám đông hoặc thảo luận với nhiều người mà không sợ gây mích lòng cho ai. Ngoài những cách kể trên, các mẹ hãy tạo điều kiện tốt nhất để con yêu được cọ xát với thế giới bên ngoài để bé luôn được trau dồi kĩ năng nói chuyện nhé! Chúc mẹ và bé thành công ! 

Tags:

Bài viết liên quan