Mẹ và Con - Các mẹ bầu cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc đau mông khi mang thai, hướng điều trị phù hợp và một số phương pháp giúp tránh xa các cơn đau.

Khi phụ nữ mang thai, ngoài việc cơ thể của họ trở nên thay đổi thì đây cũng chính là giai đoạn mà phụ nữ phải chịu nhiều cơn đau nhất. Trong đó, đau mông khi mang thai là tình trạng thường thấy ở các mẹ bầu  Việc kiểm soát những cơn đau sẽ dễ dàng hơn nếu biết những điều sau đây.

Nguyên nhân mẹ bầu đau mông khi mang thai

Trên thực tế có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc đau mông khi mang thai của các mẹ bầu. Các cơn đau mông có thể đến từ bệnh lý hoặc cơ địa của người mang thai. Sau đây là một số nguyên nhân mà các mẹ bầu nên biết.

Thay đổi nội tiết tố và sức ép về trọng lượng của thai nhi

Khi mang thai, cơ thể người mẹ có sự thay đổi về nội tiết tố dẫn đến các biểu hiện về cơ lưng giãn nở, chèn ép các dây thần kinh bàn tọa khiến chúng bị tắc nghẽn, làm cho mông và hông của mẹ bầu bị ê và hình thành những cơn đau mông khi mang thai.

Bên cạnh đó, sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là sự phát triển về cân nặng cũng khiến cho sức ép từ bụng đến vùng xương chậu. Từ đó, thời gian mang thai càng lâu thì hiện tượng đau nhức vùng mông sẽ càng nhiều do những sức ép từ cân nặng mang lại.

Đau mông khi mang thai
Đau mông khi mang thai

Đau mông khi mang thai đến từ bệnh trĩ

Tình trạng mẹ bầu bị bệnh trĩ là một trong những căn bệnh thường thấy khi mang thai do sức ép của việc tử cung giãn nở lên trực tràng hoặc hậu môn. Tình trạng đau mông khi mang thai này sẽ càng nghiêm trọng hơn nếu như các mẹ bầu hay phải đứng hoặc ngồi lâu. Đặc biệt, chế độ ăn uống là rất quan trọng cho việc hình thành bệnh nên các mẹ bầu cần phải chú ý khi mang thai.

Đau thần kinh tọa khi mang thai

Đau thần kinh tọa là tình trạng các mẹ bầu cảm thấy bị đau ở vùng thắt lưng và kéo dài đến cùng hông và chân. Nguyên nhân là do khi mang thai, tử cung của người mẹ giãn nở liên tục để phù hợp với sự tăng trưởng của thai nhi.

Đặc biệt hơn, trong 3 tháng cuối của thai kỳ, thai nhi có dấu hiệu quay xuống để chuẩn bị chào đời. Chúng dẫn đến các cơn đau từ dưới lưng đến hông, mông và chân khiến cho việc vận động của các mẹ bầu bị hạn chế.

Các triệu chứng để nhận biết được khi mẹ bầu bị đau thần kinh toạ đó là khi thấy những cơn đau âm ỉ, bỏng rát, ngứa hoặc kim châm ở các bộ phận như lưng, hông, mông và chân. Chúng có xu hướng kéo dài và sẽ đau nhiều đến mức các mẹ không thể nào di chuyển đi lại được.

Đau mông khi mang thai do mẹ bầu ngồi sai tư thế

Các tư thế ngồi khi mang thai ít được người ta quan tâm nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của mẹ bầu và đến cả sự phát triển của thai nhi. Ngoài việc chú ý đến ăn uống, các mẹ cũng cần phải nghiên cứu về tư thế ngồi, tư thế ngủ như thế nào để tranh sức ép dồn vào một nơi và tạo nên những cơn đau không đáng có.

Co thắt tử cung khi chuyển dạ

Khi các mẹ bầu có dấu hiệu chuyển dạ, phần mông và hông sẽ có dấu hiệu đau hơn  do việc tử cung co thắt liên tục khiến cho phần bụng, lưng có dấu hiệu đau và sau đó dẫn đến mông và vùng xương chậu. Dù không phải ai cũng có trải nghiệm về cơn đau đẻ nhưng đây cũng là một trong những lý do khiến các mẹ bầu bị đau mông khi mang thai.

Đánh giá mức độ nghiêm trọng của việc đau mông khi mang thai

Khi mang thai, cơ thể các mẹ bầu thường sẽ có nhiều thay đổi và cơ thể sẽ đau nhức khắp người bởi sự thay đổi đó. Tuy nhiên, đối với các cơn đau trong giai đoạn mang thai, các mẹ bầu nên tham vấn với bác sĩ rằng tình trạng này có ổn hay không?

Bên cạnh đó, việc đau lưng, đau co thắt bụng ở những ngày gần cuối thai kỳ sẽ là một trong những giấu hiệu cho thấy bạn sắp sinh. Chính vì thế, từng mỗi đơn đau ở mỗi giai đoạn, các mẹ bầu cần phải ghi lại và tư vấn với bác sĩ của mình.

Sau đây là những trường hợp đau mông khi mang thai, mẹ cần đến bệnh viện ngay:

  • Đau dữ dội ở phần bụng, mông, lưng, cơn đau không suy giảm.
  • Rỉ máu, dịch âm đạo, nước tiểu.
  • Mất máu quá nhiều do bệnh trĩ.
  • Tiểu tiện hay đại tiện không kiểm soát.
  • Cảm thấy buồn nôn trong lúc cơn đau kéo dài.
  • Mệt mỏi, chóng mặt.
  • Có dấu hiệu sanh như ối vỡ sớm.

Cách điều trị đau mông trong khi mang thai

Điều trị bằng thuốc

Đối với tất cả các loại thuốc mà các mẹ bầu sử dụng trong thai kỳ đều cần phải được bác sĩ kê toa hoặc được sự khuyên dùng từ bác sĩ. Vậy nên khi các mẹ bầu muốn sử dụng thuốc dù đã được hãng khuyến cáo dành cho mẹ bầu, chúng ta vẫn cần xin ý kiến từ bác sĩ và cân nhắc trước khi sử dụng những thuốc sau đây:

  • Thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) như acetaminophen (Tylenol), paracetamol đều là những thuốc được khuyến cáo có thể sử dụng cho các mẹ bầu.
  • Thuốc kê đơn aspirin và ibuprofen (trừ 3 tháng cuối), meloxicam (28 tuần đầu).
  • Thuốc kê đơn nhóm C (dùng khi thật cần thiết): oxycodone và hydrocodone.

Ngoài ra, đối với các mẹ bầu bị bệnh trĩ có thể tham khảo thêm thuốc bôi hoặc thuốc đặc trị.

cách điều trị đau mông khi mang thai

Điều trị tại nhà

Trong trường hợp các cơn đau mông khi mang thai dẫn đến không quá ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của mẹ bầu. Đặc biệt là không kéo dài, không âm ỉ thì các mẹ bầu có thể tham khảo một số cách có thể cải thiện được vấn đề đau của mình.

Đối với mẹ bầu bị bệnh trĩ nhẹ, các mẹ bầu cần phải:

  • Thay đổi thực đơn bằng cách tăng mạnh những thực phẩm giàu chất xơ giúp cho hệ tiêu hoá và bài tiết dễ dàng hơn.
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt như không ngồi hoặc đứng quá lâu, uống nhiều nước, ngâm mình bằng nước ấm (tốt nhất là khi ngâm trong bồn tắm).
  • Sử dụng Hazel (nước cây phỉ) bằng cách nhỏ chúng vào băng vệ sinh để sử dụng hằng ngày nhằm mục đích giảm viêm.

Đối với các mẹ bị đau hông do đau thần kinh toạ hoặc lí do khác, các mẹ có thể tham khảo một số hướng dẫn sau:

  • Không vận động hay làm việc quá sức.
  • Tắm bằng nước ấm kết hợp massage.
  • Hãy chuẩn bị một tư thế ngủ thoải mái bằng cách đặt một chiếc gối dưới bụng và chân trong khi ngủ.
  • Chườm nhiệt hoặc chườm lạnh ở những nơi bị đau.
  • Sử dụng các thiết bị hỗ trợ để không bị chèn ép lưng, hông.

Các bài tập giúp cải thiện tình trạng đau mông khi mang thai mà các mẹ nên biết.

  • Bài tập Standing Pelvic Tilt: Mẹ bầu đứng thẳng, hai chân ngang vai, gồng mông. Sau đó thả lỏng và lặp lại nhiều lần. Đây là bài tập này giúp cơ mông săn chắc, vừa thư giãn cơ.
  • Bài tập Torso Twist: Bài tập bắt đầu từ việc mẹ bầu ngồi bắt chéo chân trên thảm, tay trái giữ chân phải. Đặt lòng bàn tay còn lại lên sàn sau đó xoay phần trên cơ thể về phía bàn tay này. Giữ tư thế như vậy trong 5-10 giây và thực hiện tương tự với chân còn lại. Lặp lại động tác từ 10-15 lần.
  • Bài tập tư thế con mèo giúp mẹ bầu thư giãn cột : Đây là tư thế cơ bản nhưng rất có ích cho việc cải thiện đau lưng và đau cột sống.

Ngoài ra, việc chơi các môn thể thao như tập yoga, bơi lội cũng giúp cho các mẹ bầu cải thiện sức khỏe cũng như tình trạng các cơn đau mà mình đang phải chịu đựng. Các môn thể thao này vừa an toàn, vừa dễ dàng giúp cho xương khớp được khởi động một cách nhẹ nhàng, thư giãn.

Làm sao để không bị đau mông khi mang thai ?

Khi mang thai, ai cũng mong muốn có một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, đôi khi cơ thể chúng ta không thể kiểm soát và đòi hỏi sức khoẻ vượt trên khả năng của mình. Vậy nên, các mẹ bầu hãy tham khảo một số cách sau đây để giảm thiểu tối đa nguy cơ đau mông khi mang thai như:

  • Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu và tránh không vận động quá sức.
  • Tắm với nước ấm (tốt nhất là ngâm mình trong bồn tắm với nước ấm). Điều này sẽ làm cơ và khớp được giãn nở.
  • Thiết lập một chế độ ăn uống thai kỳ hợp lý và chế độ ngủ đúng giờ đúng giấc. Đặc biệt, hãy cung cấp nước thật nhiều.
  • Vận dụng các bài tập nhẹ tại nhà để co giãn xương khớp.
  • Không mang guốc cao.
  • Massage cho các vùng dễ bị đau như mông, hông, lưng,

Đau mông khi mang thai là tình trạng thường thấy ở các mẹ bầu và sẽ kết thúc sau khi sinh con. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp nghiêm trọng nó có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé trong thai kỳ và sức khỏe của mẹ về sau. Chính vì vậy, những thông tin trên sẽ giúp các mẹ bầu có thể phân biệt được cơn đau đến từ đâu và giải pháp hữu hiệu để khắc phục những cơn đau này. Hi vọng qua bài viết các mẹ đã có những kiến thức cần thiết cho một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

Bài viết liên quan