Mẹ&Con - 'Lòi dom' là cách gọi dân gian, để chỉ bệnh trĩ. Có đến 50% thai phụ mắc bệnh trĩ trong thai kỳ của mình. Tỷ lệ quá lớn này gây nên không ít hoang mang, lo lắng cho các mẹ bầu. Bạn cần biết những gì về 'lòi dom' và làm cách nào để ngăn ngừa, giảm thiểu các ảnh hưởng từ nó? Nhiễm STDs lúc mang thai Nỗi ám ảnh chuột rút khi mang thai Nỗi ám ảnh mang tên trĩ

Bệnh trĩ là việc giãn tĩnh mạch trực tràng và là một trong những triệu chứng sinh lý phổ biến khi mang thai. Trĩ thường không tạo ra biến chứng và chúng rất phổ biến: Khoảng 20-50% thai phụ sẽ mắc trĩ ở mức độ nhiều hay ít. 

1. Trĩ dễ mắc khi mang thai?

Đúng thế! Có hai nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này là lượng máu tăng và táo bón. Quá trình mang thai khiến sự tuần hoàn máu trong cơ thể tăng lên để đáp ứng nhu cầu của thai nhi. Hậu quả đi kèm theo là các tĩnh mạch sẽ giãn nở, nhất là với khu vực vùng xương chậu, do áp lực của túi ối đè nặng xuống. Nếu không biết cách khắc chế, đây sẽ là nguyên nhân đầu tiên, khiến thai phụ dễ bị trĩ, búi trĩ, chảy máu khi đi vệ sinh.

7-dieu-bau-nen-biet-ve-benh-tri

Nguyên nhân thứ hai dẫn đến trĩ chính là tình trạng táo bón. Do áp lực của thai nhi lên cơ thể, cùng với những thay đổi về hormone, nhịp sinh hoạt, kém vận động…, thai phụ sẽ dễ bị táo bón hơn. Khi táo bón, các động tác “rặn”, phải ngồi lâu lúc đi vệ sinh, chất thải rắn, cứng… rất dễ gây vỡ các mạch máu li ti. Đó sẽ là nguyên nhân thứ hai góp phần làm cho tình trạng trĩ thêm trầm trọng.

2. Làm thế nào để biết bạn bị trĩ?

Có hai dạng trĩ trong và trĩ ngoài. Nếu là trĩ trong, bạn có thể không biết cho tới khi thấy chút máu trên giấy vệ sinh. Trĩ ngoài tạo cảm giác như có một vật gì đó phình to ra khỏi hậu môn với hình dạng như một quả nho.

Hiện tượng chảy máu cũng có thể xảy ra nếu trĩ lớn và bị căng. Triệu chứng này cũng nguy hiểm vì nó có thể dễ bị nhầm lẫn bởi các nguyên nhân gây chảy máu trong khác. Nếu bạn lo lắng hãy kiểm tra tại cơ sở y tế.

Thừa cân trước khi mang thai, đa thai; thừa nhiều nước hoặc ít vận động, tất cả sẽ góp phần gây nguy cơ bị trĩ khi mang thai.

3. Các cấp độ của bệnh

Có 3 cấp độ khác nhau của bệnh trĩ. Trĩ độ một chỉ xuất huyết ở hậu môn sau khi đi vệ sinh (do hậu môn có khe nứt). Trĩ độ hai nhô ra khỏi hậu môn thành chỗ sưng gây khó chịu nhưng tự rút vào. Trĩ độ ba sẽ lộ ra bên ngoài hậu môn, không tự rút vào được mà cần phải đẩy vào.

4. Điều trị trĩ có khó không?

Trĩ độ một và hai có thể điều chỉnh bằng chế độ ăn uống, thay đổi thói quen là chính. Trừ trường hợp xuất huyết kéo dài mới phải dùng đến phương pháp gây co mạch, khiến các tĩnh mạch không còn phồng ra. Trĩ độ ba cần phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu bạn bị trĩ trong giai đoạn mang thai, việc phẫu thuật sẽ được cân nhắc kỹ.

5. Nước hay giấy vệ sinh?

Thay vì dùng giấy để lau chùi mỗi khi đi vệ sinh, bạn nên dùng nước từ vòi xịt hoặc vòi sen, vệ sinh nhẹ nhàng, cẩn thận. Việc này sẽ tránh cho các vết bẩn còn sót lại, dễ gây nhiễm trùng hơn khi bị trĩ (nhất là lúc đã đi ngoài ra máu, có vết tổn thương). Nước cũng ít gây nên cảm giác xót khi gặp phải sự chà xát với các loại giấy thô ráp.

7-dieu-bau-nen-biet-ve-benh-tri

6. Làm sao để tránh?

Để đề phòng trĩ từ lúc chưa bắt đầu, bạn phải cố gắng giữ những thói quen tốt suốt chín tháng thai kỳ. Bao gồm:

– Tránh ngồi xổm để vệ sinh trong thời gian dài. Hãy ở lại trong khoảng thời gian bạn cảm thấy cần nhưng tránh đặt áp lực không cần thiết, kéo dài lên ruột và trực tràng.

– Đặt bàn chân của bạn trên một chiếc ghế khi bạn đi vệ sinh. Điều này giúp giảm áp lực lên khung chậu.

– Tránh căng thẳng về việc đi vệ sinh. Nếu bạn cảm thấy không cần, hãy đứng dậy và ra khỏi nhà vệ sinh.

– Khi thấy buồn đi vệ sinh, hãy đi ngay, đừng trì hoãn. Việc bạn phớt lờ các tín hiệu của ruột lâu dần khiến ruột không muốn “báo động” nữa. Bạn không có cảm giác thôi thúc đi vệ sinh, dẫn đến bón.

– Tránh ngồi quá lâu (ngồi lâu sẽ làm tăng áp lực với tĩnh mạch trực tràng, hậu môn).

– Về ăn uống, thực phẩm giàu chất xơ được xếp vào nhóm bạn cần phải ưu tiên hàng đầu. Những thực phẩm giàu chất xơ này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong quá trình mang thai, nhằm tránh đi nguy cơ bị trĩ.

– Song song với việc ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước cũng là một việc quan trọng cần làm. Mỗi ngày cần uống tối thiểu 2,5 lít nước lọc, ngoài ra có thể uống thêm nước canh, nước trái cây ép…

– Một thói quen khác nên được hình thành là tập luyện nhẹ nhàng, đi tới đi lui, vận động vừa sức. – Bạn cũng cần xây dựng các thói quen tốt khác như đi vệ sinh đều đặn, đúng giờ mỗi ngày.

– Không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào, từ thuốc tây đến thuốc nam, thuốc bắc vì một số loại thuốc có khả năng gây táo bón cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

– Tránh xa các loại quần bó lúc mang thai vì chúng sẽ gây xung huyết vùng xương chậu, làm giãn tĩnh mạch, sẽ khiến bạn dễ bị trĩ hơn.

7-dieu-bau-nen-biet-ve-benh-tri

7. Mẹo nhỏ dành cho bà bầu mắc trĩ

– Hãy tắm nước ấm. Tắm nước ấm giúp giảm các kích thích và đau đớn.

– Tránh đứng ngồi lâu, ngủ nên nằm nghiêng, không nằm ngửa lưng.

– Không ăn những gia vị cay nóng, không nên làm việc nặng khi có thai.

– Khi bị trĩ đau nhức, có thể dùng lá diếp cá nấu nước xông, ngâm rửa lúc còn ấm nóng, còn bã dùng đắp vào chỗ đau.

– Tránh tăng cân quá nhiều vì tăng quá 12kg trong thai kỳ sẽ càng dễ khiến tình trạng trĩ nặng nề thêm.

– Tránh làm trầy xước da nếu bạn bị ngứa. Điều này có thể làm hỏng thành tĩnh mạch và suy yếu chúng thêm.

– Đừng ăn quá nhiều muối hoặc thực phẩm mặn. Muối dẫn đến sự giữ nước và tăng thêm khối lượng của dòng máu lưu thông. 

Tags:

Bài viết liên quan