Sán chó thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ từ 1 đến 5 tuổi vì thói quen chơi ở sân đất cát và đưa tay vào miệng. Cha mẹ cần chú ý để kịp thời phát hiện biểu hiện nhiễm sán chó ở trẻ nhỏ càng sớm càng tốt. Bài viết này sẽ cung cấp nhiều thông tin quan trọng về vấn đề sán chó, dấu hiệu nhiễm sán chó cũng như cách phòng ngừa hiệu quả.
Sán chó là gì?
Trước khi tìm hiểu dấu hiệu nhiễm sán chó thì bạn cần biết sán chó là gì. Sán chó là một loại ký sinh trùng thuộc nhóm sán dây. Sán chó có hình dạng như một sợi dây, ruy băng dài và mỏng. Sán chó có đầu, cổ và thân gồm nhiều khúc gọi là proglottid. Mỗi proglottid có thể chứa hàng nghìn trứng sán. Đây cũng là lý do trứng sán tồn tại rất nhiều trong tự nhiên và cần phải phòng ngừa thật cẩn thận để tránh nhiễm bệnh.
Hình dạng sán chó như một sợi dây, ruy băng dài và mỏng
Sán chó có thể sống trong ruột của người và động vật như chó, mèo, lợn, bò, cừu… Có thể bạn chưa biết, một con sán chó có thể sống trong ruột từ vài tháng đến vài năm và có thể dài tới hơn 30 mét! Có nhiều loài sán có thể gây bệnh cho người, nhưng hai loài phổ biến nhất là giun đũa ở chó (Toxocara canis) và mèo (Toxocara cati).
Các nguồn lây nhiễm sán chó
Việc đặt tên sán “chó” khiến nhiều người dễ nhầm lẫn rằng chó là nguồn lây bệnh chính. Thực tế, sán chó ký sinh trong ruột nhiều loại động vật và cả người. Chó mèo là vật nuôi trong nhà, thường xuyên tiếp xúc với trẻ nhưng không có nghĩa là nhà không nuôi chó thì sẽ an toàn hơn. Sau đây là các nguồn lây nhiễm chính:
- Rau sống: Rau sống có thể chứa rất nhiều trứng sán chó! Nếu rau được trồng ở vùng đất có phân động vật chứa trứng sán mà không được rửa, chế biến kỹ thì nguy cơ lây nhiễm sán là cực cao.
- Thịt động vật: Nếu trong thịt có nang sán mà không được nấu chín kỹ thì cũng là nguồn lây nhiễm sán nguy hiểm. Nang sán là một túi chứa ấu trùng sán bọc trong một lớp vỏ. Khi người ăn thịt động vật chứa nang sán mà không nấu chín, ấu trùng sán sẽ tiếp tục phát triển thành sán trưởng thành trong ruột.
- Trong môi trường: Trứng sán chó có trong đất, trên lông chó mèo bị nhiễm sán, trên các vật dụng khác. Khi người tiếp xúc với chó, mèo hoặc các vật dụng có dính trứng sán chó mà không rửa tay sạch, có thể vô tình nuốt phải trứng sán chó. Trong ruột của người, trứng sán chó sẽ nở thành ấu trùng và xuyên qua thành ruột, di chuyển đến các cơ quan khác trong cơ thể, tạo thành nang sán và gây nhiều dấu hiệu nhiễm sán chó.
Các dấu hiệu nhiễm sán chó
Khi người bệnh bị nhiễm sán chó, cơ thể sẽ xuất hiện nhiều dấu hiệu nhiễm sán chó khác nhau và có thể bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Dấu hiệu nhiễm sán chó phụ thuộc vào loại sán, số lượng và vị trí của sán chó trong cơ thể. Ấu trùng sán chó sẽ di chuyển đến các cơ quan khác trong cơ thể và tạo thành nang sán.
Nang sán có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng tùy theo vị trí “làm tổ”. Có hai hình thức bệnh lý phổ biến nếu trẻ bị nhiễm sán chó là hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng hoặc ở mắt.
Ở người lớn, dấu hiệu nhiễm sán chó chủ yếu là hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng, rất hiếm xảy ra tình trạng bệnh ở mắt. Khi nang sán vỡ ra, cơ thể người bệnh sẽ bị nhiễm độc gây dị ứng, choáng váng. Lúc này, các đầu sán trong nang tràn ra ngoài để tạo ra thứ phát nhưng phải sau 2 đến 5 năm từ khi nang sán tiên phát vỡ thì các nang thứ phát mới xuất hiện. Đây cũng là giai đoạn gây tử vong nhiều nhất khi bị nhiễm sán chó.
Dấu hiệu nhiễm sán chó di chuyển nội tạng
Trường hợp ấu trùng di chuyển nội tạng thường xuất hiện ở trẻ từ 1-4 tuổi. Bệnh phát triển từ từ và có các dấu hiệu nhiễm sán chó như: Nôn ói, sốt nhẹ, tiêu chảy, đau cơ, ho khạc ra đờm, khó tơ, gan to,…. Bệnh cũng có thể tự khỏi nếu ấu trùng không phát triển được mà chết.
Gan là cơ quan dễ bị ảnh hưởng nhất nếu trẻ bị nhiễm sán. Một số trường hợp khác thì sẽ có biểu hiện nhiễm sán chó là viêm mô dưới da, viêm cơ…
Dấu hiệu nhiễm sán chó mắt ở trẻ
Các triệu chứng điển hình là đau mắt, giảm thị lực một bên mắt, bị lác mắt, đồng tử trắng. Đây là thể bệnh phổ biến ở trẻ em và có thể dẫn tới mù lòa nếu không được điều trị kịp thời.
Dấu hiệu nhiễm sán chó không đặc hiệu
Dấu hiệu nhiễm sán chó không đặc hiệu nghĩa là các triệu chứng bệnh không điển hình và có thể bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Nhìn chung bạn có thể thấy trẻ chán án, đau đầu, sốt nhẹ, rối loạn giấc ngủ,… nhưng không quá kịch liệt và khó chẩn đoán chính xác.
Dấu hiệu nhiễm sán chó khác
Đây là những ca bệnh không thuộc thể nào trong các dấu hiệu đã kể bên trên mà thường là bệnh lý về tim mạch, da hay dạ dày.
Cách phòng ngừa sán chó cho trẻ em
Để phòng ngừa sán chó cho trẻ em, bên cạnh chú ý các dấu hiệu nhiễm sán chó, cha mẹ cần thực hiện các biện pháp sau:
- Dạy trẻ giữ vệ sinh cá nhân, không đưa tay vào miệng.
- Phòng ngừa giun sáng cho trẻ: Thường xuyên tẩy sán chó cho chó, mèo và các động vật nuôi khác trong nhà, giữ vật nuôi luôn sạch sẽ.
- Chế biến thực phẩm kỹ lưỡng, không cho trẻ em ăn thịt sống, tái hoặc chưa chín.
- Khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là khi trẻ có triệu chứng như đau bụng, chán ăn, sụt cân, ho, động kinh, mờ mắt… để phát hiện và điều trị sán chó sớm.
Sán chó là một loại ký sinh trùng nguy hiểm và có nhiều nguồn lây phổ biến xung quanh trẻ nhỏ. Dấu hiệu nhiễm sán chó cũng có thể bị nhầm với bệnh lý khác. Bệnh sán chó có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm nên bạn cũng không cần quá lo lắng. Cha mẹ chỉ cần chủ động phòng ngừa và đưa trẻ đi khám để kịp thời phát hiện và xử lý.