Nếu không biết cách nhận biết dấu hiệu cúm A ở trẻ sơ sinh thì không chỉ bé bị ảnh hưởng sức khỏe mà còn có thể lây cho người nhà, thậm chí là bùng dịch diện rộng. Tham khảo ngay các triệu chứng bệnh, cách phòng và chữa cúm A cho bé bạn nhé. Chắc chắn đây là kiến thức quan trọng giúp bé và gia đình luôn vui khỏe.
Cúm A ở trẻ em là gì?
Cúm A có phải cúm mùa không? Cúm mùa là tên gọi chung nhóm bệnh gây ra do virus đường hô hấp cấp tính. Trong đó có 3 nhóm là virus nhóm A, B và C. Cúm A thường khiến tình trạng bệnh chuyển biến nghiêm trọng cũng như dễ lây lan nhất, đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ.
Nguồn gốc virus cúm A thường đến từ gia cầm, do đó còn được gọi là cúm gia cầm. Virus lây được từ động vật sang người lẫn người sang người.
Bất cứ độ tuổi nào cũng có thể nhiễm cúm A. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng cần được quan tâm bảo vệ nhiều nhất do sức đề kháng của trẻ còn chưa hoàn thiện. Trẻ nhỏ mắc cúm A nếu không điều trị kịp thời thì dễ dẫn tới biến chứng hơn người lớn.
Để ngăn ngừa bệnh lây nhiễm cũng như hạn chế biến chứng thì cha mẹ nên chú ý các dấu hiệu cúm A ở trẻ sơ sinh để kịp thời xử lý.
Bệnh cúm A ở trẻ em có nguy hiểm không?
Như đã nói, các dấu hiệu cúm A ở trẻ sơ sinh có thể dẫn tới biến chứng nặng hơn. Hơn nữa, virus cúm A có khả năng thay đổi và phân chia nhanh tạo ra các chủng mới. Virus thay đổi liên tục, biến đổi sau từng mùa nên việc tiêm phòng trước đây có thể không bảo vệ được bé nếu gặp biến chủng mới.
Một số biến chứng khả dĩ nếu không kịp thời chữa bệnh cúm A ở trẻ em:
- Nhiễm trùng tai
- Suy giảm hệ miễn dịch
- Viêm não
- Suy hô hấp
- Viêm phế quản, viêm phổi ở trẻ em
Thực tế, không chỉ trẻ em mà ở người lớn có hệ miễn dịch yếu cũng có nguy cơ gặp phải các biến chứng như thế này. Tuy hiếm khi nhưng cúm A hoàn toàn có thể dẫn tới tử vong.
Dấu hiệu cúm A ở trẻ sơ sinh
Triệu chứng cúm A ở trẻ em khá tương tự với cảm lạnh thông thường. Nếu không cẩn thận phân biệt những dấu hiệu cúm A ở trẻ sơ sinh thì cha mẹ rất dễ bỏ sót. Trong đó, hãy lưu ý các biểu hiện sau:
- Sốt, đau đầu
- Ho, viêm họng, đau nhức vòm họng
- Sưng hạch hầu họng
- Đau người, mệt mỏi
- Hắt hơi, chảy mũi hoặc nghẹt mũi.
- Nôn trớ, quấy khóc.
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 24 tháng thì triệu chứng phổ biến nhất là sốt. Lúc bệnh chớm nở thì trẻ sốt khoảng 38,5 độ. Khi diễn tiến nặng trẻ có thể sốt cao trên 39 độ, bỏ ăn bỏ bú, chân tay lạnh.
Thậm chí nặng hơn có các bé sốt cao 40 – 41 độ C, ngủ li bì, thở nhanh thậm chí co giật vì hệ thần kinh của trẻ chưa hoàn thiện. Trẻ bị sốt cao co giật là dấu hiệu nguy hiểm vì có thể ảnh hưởng đến não bộ.
Cha mẹ cần nhớ, nếu là cảm lạnh thông thường thì trẻ ít khi sốt cao, cơn sốt có thể kéo dài nhưng ít đi kèm triệu chứng khác. Trong khi đó, dấu hiệu cúm A ở trẻ sơ sinh là cơn sốt đột ngột và đi kèm các triệu chứng như đã nêu bên trên.
Cách chữa bệnh cúm A ở trẻ em
Trong một số ít trường hợp thì bệnh cúm A ở trẻ em có thể tự khỏi. Tuy nhiên, cha mẹ không được chủ quan mà phải theo dõi thật kỹ, đặc biệt là nếu các triệu chứng ngày càng nặng thì tuyệt đối không được chần chừ. Bệnh có thể diễn tiến rất nhanh và dẫn tới biến chứng nặng nề thậm chí tử vong vì suy hô hấp nếu chủ quan.
Khi phát hiện dấu hiệu cúm A ở trẻ sơ sinh hãy đưa bé đến cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác. Hiện nay, cần phải làm xét nghiệm để xác định rõ nguyên nhân bệnh. Sau khi có kết quả xét nghiệm thì bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Nếu trẻ mắc cúm A thể nhẹ thì chỉ cần tự điều trị tại nhà, chú ý dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt. Bệnh thường sẽ tự khỏi sau 5 – 7 ngày. Trong đó có các lưu ý như sau:
- Dùng thuốc giảm đau, dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo đúng liều lượng khuyến cáo từ bác sĩ, tuyệt đối không dùng thuốc ngoài toa.
- Tắm, lau mình cho bé bằng nước ấm.
- Uống nhiều nước, bổ sung vitamin C và vitamin nhóm B.
- Có thể dùng nước mũi sinh lý vệ sinh đường thở cho bé, hạn chế dịch nhầy để trẻ dễ thở hơn.
- Cẩn thận khi tiếp xúc với trẻ để tránh lây chéo bệnh trong gia đình.
Trường hợp có dấu hiệu cúm A ở trẻ sơ sinh chuyển biến nặng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để có can thiệp đúng đắn, kịp thời. Cha mẹ lưu ý tuyệt đối không tự ý mua thuốc trị cúm cho bé, đặc biệt là dùng kháng sinh, nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Xem thêm: Những thực phẩm nên ăn khi uống thuốc kháng sinh
Cách phòng bệnh cúm A ở trẻ em
Chủng ngừa là cách đơn giản và nhanh chóng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ trước bệnh cúm. Virus cúm A luôn biến chủng qua từng năm nên việc tiêm nhắc lại mỗi năm sẽ giúp cơ thể ”cập nhật” được kháng thể tốt nhất. Bên cạnh đó, việc giữ vệ sinh không gian sống, tránh tiếp xúc với người bệnh cũng như đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng giảm nguy cơ lây lan của cúm A.
Cúm A không phải bệnh đơn giản với trẻ nhỏ lại dễ lây lan. Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý các dấu hiệu cúm A ở trẻ sơ sinh để kịp thời điều trị cho bé.