Mẹ và Con - Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với tỷ lệ mắc bệnh cao ở Việt Nam (ước tính 30-40% dân số mắc lao tiềm ẩn). Do đó, việc hiểu biết về bệnh lao, các dấu hiệu bệnh lao phổi để kịp thời điều trị rất quan trọng.

Theo thống kê từ chính phủ, Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đặc biệt là một trong những nước kháng đa thuốc cao nhất thế giới (WHO 2021).

Bệnh lao phổi là một bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong hoặc biến chứng như viêm màng phổi, tích nước màng phổi, suy hô hấp, viêm màng tim, viêm thanh quản… Để nhận biết các dấu hiệu bệnh lao phổi, điều trị bệnh mời bạn đọc bài viết chi tiết sau.

Bệnh lao phổi là gì?

Bệnh lao phổi là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Vi khuẩn lao lây lan mạnh qua đường hô hấp. Bệnh lao có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trong cơ thể, nhưng phổ biến nhất là lao phổi, chiếm khoảng 80-85% số ca bệnh.

dấu hiệu bệnh lao phổi cần lưu ý

Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis là nguyên nhân gây bệnh lao phổi

Khi người bệnh ho, hắt hơi, nói hay hát, họ sẽ phát tán những giọt nước bọt có chứa vi khuẩn lao ra không khí. Người khác có thể hít vào những giọt nước bọt này và bị nhiễm bệnh.

Bệnh lao có thể lây nhiễm từ người sang người, từ động vật sang người, hoặc từ môi trường sang người. Có nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, nếu bạn thuộc những trường hợp sau thì càng cần phải lưu ý các dấu hiệu bệnh lao phổi:

  • Tiếp xúc gần gũi với người bệnh lao, đặc biệt là trong những nơi đông người, kém thông thoáng
  • Suy giảm miễn dịch do các bệnh lý như HIV/AIDS, tiểu đường, ung thư, suy thận, viêm gan, hoặc do sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch
  • Dinh dưỡng kém, thiếu vitamin và khoáng chất, gây suy nhược cơ thể và giảm sức đề kháng
  • Hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích, gây hại cho phổi và hệ miễn dịch
  • Trẻ dưới 5 tuổi và người cao tuổi dễ mắc lao hơn người trưởng thành
  • Trẻ em không được tiêm phòng vắc-xin lao BCG (bacille Calmette-Guerin). Việc ba mẹ không tiêm lao cho trẻ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh lao phổi.

Dấu hiệu bệnh lao phổi

Các dấu hiệu bệnh lao phổi phụ thuộc vào giai đoạn bệnh. Mỗi giai đoạn sẽ có các triệu chứng bệnh lao khác nhau. Lao phổi có thể được chia thành ba đoạn: Nhiễm lao, lao tiềm ẩn và lao hoạt động. Dấu hiệu bệnh lao ở từng giai đoạn như sau:

Dấu hiệu bệnh lao phổi giai nhiễm lao

Giai đoạn này xảy ra khi vi khuẩn lao xâm nhập vào phổi và bắt đầu sinh sôi. Hệ miễn dịch của cơ thể sẽ có phản ứng tiêu diệt, ngăn chặn xâm lấn. Hầu hết người bệnh không có biểu hiện của bệnh lao phổi gì ở giai đoạn này. Một số người có thể có những dấu hiệu bệnh lao phổi nhẹ, giống cảm cúm, như sốt, mệt mỏi, ho.

Dấu hiệu bệnh lao phổi giai lao tiềm ẩn

Tiếp theo, bệnh sẽ bước vào giai đoạn tiềm ẩn. Lúc này, hệ miễn dịch đã ngăn chặn được sự phát triển của vi khuẩn nhưng khuẩn lao vẫn còn sống trong phổi. Người bệnh không có dấu hiệu bệnh lao phổi  ở giai đoạn này và không lây bệnh cho người khác. Tuy nhiên, cần chú ý các dấu hiệu bệnh lao phổi vì vi khuẩn có thể chuyển sang giai đoạn 3.

Dấu hiệu bệnh lao phổi ở giai đoạn hoạt động

Ở giai đoạn 3, cũng là giai đoạn lao hoạt động thì vi khuẩn lây bệnh cho phổi và có thể lan sang các bộ phận khác. Dấu hiệu bệnh lao phổi giai đoạn 3 có thể xuất hiện ngay sau khi nhiễm lao, hoặc sau nhiều tháng hoặc nhiều năm bị lao tiềm ẩn. Người bệnh có triệu chứng bệnh lao rõ ràng ở giai đoạn này và có thể lây bệnh cho người khác:

  • Ho kéo dài hơn 3 tuần (ho khan, ho có đờm, ho ra máu) là triệu chứng biểu hiện bệnh lao cụ thể nhất
  • Đau ngực, thỉnh thoảng khó thở
  • Cảm thấy cơ thể mệt mỏi, không có sức lực
  • Đổ mồ hôi trộm về đêm
  • Sốt nhẹ, ớn lạnh về chiều
  • Chán ăn, sút cân.

dấu hiệu bệnh lao phổi là bị sốt nhẹ

Người bệnh lao phổi sẽ có biểu hiện sốt nhẹ, ớn lạnh về chiều 

Những câu hỏi thường gặp về bệnh lao phổi

Bệnh lao phổi có đi làm được không?

Người bệnh lao phổi nên nghỉ ngơi và điều trị tại nhà hoặc tại bệnh viện tùy theo mức độ bệnh. Người bệnh không nên đi làm khi còn ho ra vi khuẩn lao vì lúc này bạn có thể trở thành nguồn lây bệnh. Chỉ đi làm lại khi đã được bác sĩ xác nhận an toàn, thường là sau 2-3 tuần điều trị.

Bệnh lao có nguy hiểm không?

Bệnh lao là một bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Lao cũng có thể gây ra nhiều biến chứng cho sức khỏe như viêm màng phổi, tích nước màng phổi, suy hô hấp, viêm màng tim, viêm thanh quản…

Bệnh lao chữa được không?

Bệnh lao có thể chữa được nếu được phát hiện các dấu hiệu bệnh lao phổi sớm. Người bệnh sẽ cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Thời gian điều trị dứt bệnh thường kéo dài từ 6 đến 9 tháng, tùy theo loại bệnh và tình trạng của người bệnh.

Không nên chủ quan tự ý thay đổi liều thuốc khi thấy các dấu hiệu bệnh lao phổi thuyên giảm. Ngoài việc uống thuốc, người bệnh lao phổi cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và cách ly tránh lây bệnh.

Cách phát hiện sớm dấu hiệu bệnh lao phổi

Khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là với đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao là điều cực kỳ cần thiết để sớm phát hiện và xử lý bệnh. Nếu nghi ngờ có các dấu hiệu bệnh lao phổi, bạn có thể thực hiện những việc sau:

  • Xét nghiệm lao khi nghi ngờ có dấu hiệu bệnh lao phổi bằng cách thử da hoặc thử máu
  • Chụp x-quang để kiểm tra phổi
  • Xét nghiệm đờm để tìm kiếm vi khuẩn lao.

tìm dấu hiệu bệnh lao phổi thông qua kết quả chụp x-quang

Chụp x-quang phổi định kỳ giúp phát hiện bệnh lao phổi sớm

Bệnh lao phổi là một bệnh có thể phòng ngừa và chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện và điều trị sớm. Khi nghi ngờ có dấu hiệu bệnh lao phổi, đừng nên chủ quan mà hãy đến bệnh viện để được kiểm tra, chẩn đoán chính xác nhất. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu thêm về bệnh lao phổi là gì để có thể phòng bệnh hiệu quả.

Bài viết liên quan