Đau gót chân khá phổ biến và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đau gót chân là bị gì là do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Từ những nguyên nhân đơn giản như chấn thương, mệt mỏi, đến những nguyên nhân phức tạp như viêm khớp, gai gót chân, bệnh gout đều có thể gây đau. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ đau gót chân là bị gì cũng như cách chữa đau gót chân dân gian ngay tại nhà.
Đau gót chân là bị gì?
Trước hết, cần tìm hiểu đau gót chân là bị gì, vì sao lại xuất hiện đau gót chân. Gót chân có chức năng nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể khi đi lại. Gót chân bao gồm xương gót, các mô mềm xung quanh như da, mỡ, gân, cơ, dây chằng, bao hoạt dịch.
Khi một hoặc nhiều bộ phận bên trong gót chân bị tổn thương thì bạn sẽ thấy đau. Đây cũng là lý do không dễ xác định đau gót chân là bị gì, do nguyên nhân nào gây ra.
Đau gót chân có thể xuất hiện ở phía sau, phía dưới hoặc hai bên gót chân. Bên cạnh cơn đau còn có thể kèm theo các triệu chứng khác như sưng, đỏ, nóng, tê, rát. Đau gót chân là bị gì thì cần được thăm khám mới có thể kết luận chính xác. Thường là do các vấn đề ở cơ xương khớp, thần kinh, tuần hoàn, nội tiết, nhiễm trùng.
Bị đau gót chân là bệnh gì?
Bạn khó có thể tự xác định đau gót chân là bị gì nếu không thăm khám ở cơ sở y tế. Sau đây là một số bệnh có thể gây đau ở gót chân:
Viêm cân gan chân (plantar fasciitis)
Là bệnh lý viêm nhiễm của cân gan chân, một dải mô liên kết chạy từ gót chân đến ngón chân. Viêm cân gan chân thường gây đau ở phía dưới gót chân, đặc biệt là khi bước xuống giường buổi sáng, hoặc đứng lâu, đi bộ trong thời gian dài. Bệnh có thể do đi giày không hợp, béo phì, chạy bộ quá độ, thoát vị đĩa đệm hay bệnh lý khác.
Viêm khớp
Thông thường khi tìm hiểu đau gót chân là bị gì bạn sẽ nhận được kết quả là do viêm khớp. Có hai dạng là viêm khớp phản ứng (cấp tính) và viêm mạn tính. Viêm phản ứng là do hệ miễn dịch phản ứng quá mạnh trước tình trạng nhiễm khuẩn. Viêm khớp dạng thấp mạn tính thì không chỉ gây đau gót chân mà còn khiến người bệnh sốt, mệt mỏi, chán ăn.
Gai gót chân (heel spur)
Nguyên nhân đau gót chân là bị gì cũng có thể là gai gót chân. Đây là tình trạng xương gót phát triển bất thường về phía trước tạo thành một gai nhọn. Gai gót chân có thể do viêm cân gan chân kéo dài, hoặc do một số bệnh lý khác như gout, viêm khớp dạng thấp, bệnh Paget xương. Bệnh gây ra các cơn đau nhói, đặc biệt khi đứng lâu hoặc chịu lực lên gót chân.
Viêm bao hoạt dịch (bursitis)
Bao hoạt dịch là một túi nhỏ chứa chất nhầy có tác dụng giảm ma sát giữa xương, gân, cơ và khớp khi di chuyển. Bao hoạt dịch, nhất là ở những khớp lớn, có thể bị viêm và gây đau đớn. Bệnh sẽ kèm theo triệu chứng sưng, đỏ, nóng gót chân và đau nhiều khi gót chân bị chèn ép.
Viêm gân gót Achilles (Achilles tendinitis)
Khi tìm kiếm đau gót chân là bị gì bạn cũng có thể nhận kết quả là do viêm gân Achilles. Đây là gân lớn nhất trong cơ thể, nối từ bắp chân đến gót chân. Viêm gân Achilles gây đau ở phía sau gót chân, kèm theo sưng, cứng, khó vận động.
Hội chứng ống cổ chân (tarsal tunnel syndrome)
Hay còn được gọi là hội chứng đường hầm cổ chân. Đây là tình trạng là tình trạng đau dọc theo đường đi của dây thần kinh chày, thường là hậu quả của sự chèn ép dây thần kinh đi trong ống cổ chân do áp lực thường xuyên ở đây. Cơn đau ở gót chân thường kèm theo cảm giác tê, rát, kim châm, và thường nặng hơn vào ban đêm.
Bệnh Sever (calcaneal apophysitis)
Là viêm xương sụn vô khuẩn ở gót chân, thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên đang trong giai đoạn phát triển. Một chứng rối loạn xương gây đau đớn do viêm tăng trưởng ở gót chân. Bệnh thường xuất hiện ở các trẻ 5-11 tuổi vận động quá nhiều so với khả năng chịu tải của cơ thể.
Bệnh gout (gouty arthritis)
Là bệnh lý do sự tích tụ của axit uric trong máu, gây viêm nhiễm ở các khớp. Nam giới dễ mắc gout hơn nữ. Đau gót chân là bị gì thì có thể đó là gout, nhất là người béo phì, ăn uống không hợp lý, bệnh thận, đái tháo đường, tim mạch.
Đau gót chân do bệnh gout thường tăng lên vào ban đêm, hoặc khi ăn uống nhiều thực phẩm giàu purin như thịt đỏ, hải sản, rượu bia. Vì thế, người bệnh gout nên ăn gì, kiêng gì là rất quan trọng. Chế độ ăn uống lành mạnh cũng là biện pháp hỗ trợ ngăn ngừa cơn đau gout cấp tính.
Đau gót chân bên trái và đau gót chân bên phải có khác không?
Việc đau gót chân là bị gì, đau gót chân bên trái và đau gót chân bên phải có thể giống hoặc khác nhau. Nếu đau gót chân do các nguyên nhân chung viêm nhiễm, bệnh gout thì triệu chứng có thể xuất hiện ở cả hai chân. Trường hợp nguyên nhân riêng biệt như chấn thương, nhiễm trùng, u ác tính, bệnh về động mạch thì cơn đau thường chỉ xuất hiện một bên.
Để xác định đau gót chân là bị gì, người bệnh cần được khám và chẩn đoán bởi bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp. Bác sĩ có thể dùng các phương pháp như khám lâm sàng, xét nghiệm máu, siêu âm, chụp X-quang, chụp MRI, chụp CT để cho ra chẩn đoán chính xác.
Các mẹo dân gian giúp giảm đau gót chân tại nhà
Tùy theo từng trường hợp đau gót chân là bị gì, bác sĩ có thể kê đơn thuốc, chỉ định vật lý trị liệu, hoặc thực hiện phẫu thuật để điều trị đau gót chân. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số cách chữa đau gót chân dân gian tại nhà:
- Massage gót chân bằng tay hoặc bằng bóng cao su, chai nước. Thực hiện vào sáng sớm hoặc tối trước khi ngủ để kích thích tuần hoàn máu, giãn cơ.
- Chườm lạnh để làm giảm sưng, đỏ, nóng, giảm đau gót chân trong các trường hợp chấn thương, gãy xương. Lưu ý không chườm lạnh quá 20 phút để tránh bỏng lạnh.
- Dùng lá trầu không tươi hoặc khô, nghiền nhuyễn, rồi đắp lên gót chân có thể giúp làm giảm viêm nhiễm từ đó xoa dịu cơn đau.
- Một mẹo giảm đau do viêm khớp khác là dùng bột nghệ. Lấy củ nghệ tươi hoặc bột nghệ, trộn theo tỉ lệ 3 muỗng bột nghệ : 2 muỗng nước chanh. Sau đó dùng hỗn hợp này bôi lên các vị trí viêm, để 3-5 phút cho thuốc ngấm rồi rửa lại với nước.
Tuy nhiên, cần lưu ý các mẹo dân gian trên đây chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thể thay thế cho việc điều trị y khoa.
Đau gót chân là tình trạng khó chịu và có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn bị đau gót chân kéo dài, nặng, không thuyên giảm sau khi áp dụng các mẹo dân gian thì hãy đi khám bệnh ngay. Bác sĩ sẽ chẩn đoán đau gót chân là bị gì, cách điều trị đau gót chân nào thích hợp. Hãy tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và kết hợp thêm mẹo dân gian để chóng hồi phục bạn nhé.