Mẹ và Con - Điều trị bệnh Gout đúng cách cũng như điều chỉnh lại chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp bệnh nhân dễ dàng kiểm soát bệnh và sống chung dễ dàng hơn. Nhưng làm sao để làm được điều này? Hãy cùng tham khảo qua thông tin sau đây nhé!

Bệnh Gout là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh gout là gì? Có nguy hiểm hay không? Theo các chuyên khoa y tế, nếu như được chẩn đoán sớm, việc điều trị kết hợp cùng thay đổi lối sống lành mạnh thì chúng ta có thể kiểm soát được bệnh gout tốt hơn. Hãy cùng Tạp chí Mẹ và Con tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Bệnh Gout là bệnh gì?

Bệnh Gout hay còn gọi là Gút/thống phong. Đây là một dạng bệnh viêm khớp khá phổ biến do các khớp xương bị kích ứng gây viêm. Theo các chuyên gia cho biết, trên thực tế có đến gần 35% dân số hiện nay đang phải sống chung với căn bệnh này. Cứ khoảng 100 người trưởng thành sẽ có khoảng 2 – 5 người mắc bệnh viêm khớp.

Người mắc bệnh sẽ phải thường chịu đựng những cơn đau nhức các khớp ngón tay, ngón chân, đầu gối… Ngoài ra còn kèm theo các hiện tượng sưng tấy, không thể sinh hoạt, đi đứng bình thường do quá đau. Bệnh Gout cũng được biết đến là một dạng viêm khớp do vi tinh thể do các đợt viêm khớp cấp tái phát nhiều lần.

bệnh gout là gì
Bệnh gout là gì

Do y khoa phát triển, hiện nay đã xóa tan được quan niệm xưa cũ cho rằng bệnh Gout là bệnh “nhà giàu” hay chỉ có đàn ông mới mắc phải. Vì trên thực tế, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh Gout đang ngày càng phổ biến hơn, đặc biệt là những chị em đã mãn kinh.

Ngoài ra, do đời sống được nâng cao nên nguồn thực phẩm trở nên đa dạng hơn, nhịp sống vội vã nên chế độ ăn uống ngủ nghỉ cũng không lành mạnh. Điều này khiến cho bệnh Gout ngày càng phổ biến và trẻ hóa.

Dấu hiệu của bệnh Gout là gì?

Sau khi đã biết bệnh Gout là gì, bạn nên cẩn trọng một vài dấu hiệu sau đây vì căn bệnh này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh liên quan đến xương khớp, viêm khớp…:

  • Bỗng dưng cảm thấy đau khớp dữ dội, đặc biệt là ở các khớp ngón chân, mắc cá chân, đầu gối hay khuỷu tay… Cơn đau kéo dài khoảng từ 4 – 12 giờ từ khi bắt đầu.
  • Sau đợt bị Gout gấp, mặc dù các cơn đau sẽ “hạ nhiệt” nhưng chúng vẫn để lại cảm giác đau âm ỉ có thể kéo dài khoảng vài ngày hoặc vài tuần.
  • Các khớp trở nên tấy đỏ, khi ấn vào sẽ thấy mềm và hơi ấm nóng.
  • Khi bệnh Gout trở nặng, người mắc bệnh có thể sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, chuyện vận động cũng trở nên hạn chế hơn.

Bệnh Gout có nguy hiểm không?

Tuy Gout có thể gây đau đớn dữ dội và làm cho người bệnh cảm thấy căng thẳng, mất ngủ kéo dài nhưng đây có thể xem là bệnh lành tính và có thể kiểm soát, khống chế bằng thuốc cũng như phòng ngừa các đợt tái phát cấp bằng cách thay đổi chế độ ăn uống.

Dựa vào các mức độ nghiêm trọng sau khi tìm hiểu bệnh Gout là gì, chúng ta có thể chia bệnh thành 3 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: Mức axit uric có trong máu tăng lên nhưng vẫn chưa thấy dấu hiệu của bệnh Gout là gì cũng như các triệu chứng của nó. Thông thường, người bệnh có thể sẽ chỉ nhận thấy triệu chứng đầu tiên của bệnh Gout sau khi mắc bệnh sỏi thận.
  • Giai đoạn 2: Lúc này, nồng độ axit uric trong cơ thể đã tăng rất cao khiến nổi các tinh thể xuất hiện (nốt tophi). Nốt tophi này thường có biểu hiện khá chậm, hàng chục năm sau cơn Gout đầu tiên diễn ra nhưng cũng có khi sơm shơn. Khi đã xuất hiện có thể làm tăng số lượng cũng như khối lượng và kèm theo loét. Chúng cũng thường thấy có trên ngón chân cái, sụn vành tai, khuỷu tay, mu bàn chân, gân gót…

Dấu hiệu của bệnh Gout

Và cũng giai đoạn này, người bệnh có thể sẽ cảm nhận được các cơn đau khớp nhưng chỉ là thoáng qua và không kéo dài. Một thời gian sau, người bệnh sẽ gặp thêm các triệu chứng khác của bệnh với cường độ, tần suất ngày càng tăng.

  • Giai đoạn 3: Những triệu chứng của bệnh Gout sẽ không biến mất. Các tinh thể axit uric cũng bắt đầu tấn công nhiều khớp hơn.

Trên thực tế theo khảo sát cho thấy, hầu hết những người bị bệnh gout trung bình chỉ ở giai đoạn 1 hoặc 2. Rất hiếm các trường hợp bệnh tiến triển đến giai đoạn 3 do được điều trị kịp thời ở giai đoạn 2.

Có thể bạn quan tâm: Tăng axit uric máu là gì?

Nguyên nhân bệnh gout là gì?

Thông thường các axit uric sẽ hòa tan trong máu, đi qua thận sau đó được đào thải qua nước tiểu. Nhưng đôi khi cơ thể đột nhiên hoặc do chế độ ăn uống sinh hoạt không lành mạnh làm cho cơ thể sản xuất quá nhiều axit uric hoặc thận bài tiết quá ít axit uric.

Lúc này, axit uric sẽ bị tích tụ lại và hình thành nên các tinh thể urát trong khớp và các mô xung quanh. Điều này dẫn đến hiện tượng viêm sưng, đau nhức. Vậy nguyên nhân bệnh Gout là gì?:

  • Do chế độ ăn: Việc ăn quá ít rau xanh nhưng lại tăng nhiều thức ăn có hàm lượng purine cao như thịt đỏ, hải sản… hoặc tiêu thụ quá nhiều đồ uống có cồn như bia rượu trong thời gian ngắn sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình đào thải axit uric.
  • Do tuổi tác và giới tính: Bệnh chủ yếu xảy ra ở nam giới từ 30 – 50 tuổi. Nữ giới có phần ít hơn là do cơ thể có nồng độ axut uric thấp hơn. Tuy nhiên, đối với các chị em ở thời kỳ mãn kinh, nồng độ này sẽ tiệm cận với nam giới nên tăng nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Nguyên nhân bệnh gout là gì

  • Thừa cân béo phì: Lúc này cơ thể sẽ sản xuất ra quá nhiều axut uric do thường xuyên ăn các món ăn chứa dầu mỡ và chất đạm. Điều này gây áp lực lên thận, làm thận khó khăn trong việc đào thải các axit uric.
  • Tiền sử gia đình: Nếu như gia đình có bố hoặc mẹ hoặc cả hai mắc bệnh Gout thì nguy cơ con cái cũng có thể mắc căn bệnh này.

Các biến chứng liên quan do điều trị bệnh

  • Tăng biến chứng do tác dụng phụ của thuốc điều trị: Việc thường xuyên sử dụng thuốc lợi tiểu Thiazide để điều trị tăng huyết áp hay aspirin liều thấp cũng có thể làm tăng nồng độ axit uric. Vì thế bạn nên cẩn trọng trong việc sử dụng thuốc điều trị khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Sử dụng các loại thuốc chống viêm giảm đau để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng hay ruột non. Tăng đông ở các bệnh nhân mắc chứng mạch vành cũng như tăng nguy cơ suy thận và nhiễm khuẩn.
  • Gặp phải biến chứng do dùng colchicin dẫn đến tiêu chảy cấp.
  • Do người bệnh thường có cơ địa nhạy cảm nên thường dễ mắc phải các dị ứng, ví dụ như dị ứng các loại thuốc như allopurinol, kháng sinh…

Các biến chứng do dùng corticoid:

  • Thường các loại thuốc này rất rẻ và dễ mua, giảm đau nhanh nên người bệnh thường hay lạm dụng chúng để điều trị các cơn đau. Tuy nhiên, dù giá thành của loại thuốc này cao hay thấp đều có thể làm giảm thải axit uric qua thận nên làm chúng bị tích tụ lại thành các hạt tophi làm bệnh trở nên mạn tính.
  • Bên cạnh đó người bệnh còn có nguy cơ mắc một loạt các tác dụng phụ khác của corticoid như: tăng nguy cơ loãng xương, tăng huyết áp, đái tháo đường, đục thủy tinh thể…

Chẩn đoán bệnh Gout như thế nào?

biến chứng bệnh gout

Sau khi đã hiểu bệnh Gout là gì cũng như các nguyên nhân thường gặp, khi cảm thấy các triệu chứng giống như mô tả trên, bạn có thể đến các bệnh viện chuyên khoa để tiến hành chẩn đoạn bệnh. Một số xét nghiệm có thể giúp chẩn đoán bệnh Gout như:

  • Xét nghiệm dịch khớp: Khi có các triệu chứng đau nóng, sưng và đau nhức, bạn có thể xét nghiệm chọc hút dịch chất lỏng ở các khớp để tìm kiếm tinh thể urat.
  • Xét nghiệm máu: Việc này có thể giúp kiểm tra nồng độ axit uric trong máu có tăng cao hay không. Tuy nhiên xét nghiệm này vẫn cần phải kết hợp với các triệu chứng xét nghiệm khác để có được đánh giá chính xác hơn, tránh nhầm lẫn với các bệnh khác.
  • Chụp X-quang: Giúp phát hiện các tinh thể urat có ở các khớp khi đã loại trừ nguyên nhân bị viêm khớp.
  • Siêu âm: Phát hiện các urat hoặc hạt tophi ở các ổ khớp.

Điều trị bệnh Gout như thế nào?

Sử dụng thuốc kiểm soát

Sau khi đã được chẩn đoán và xác định chính xác bệnh, bác sĩ có thể sẽ đưa ra các phương pháp điều trị như sau:

  • Điều trị bằng thuốc để giảm cơn đau Gout cấp tính: Được sử dụng để điều trị Gout từ giai đoạn đầu, ngăn chặn sự phát triển bệnh. Bác sĩ có thể sẽ cân nhắc cho bạn sử dụng Steroid (NSAID), tuy nhiên NSAID có nguy cơ gây đau dạ dày hoặc chảy máu loét. Vì thế bạn không nên tự ý sử dụng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
  • Thuốc ngăn ngừa biến chứng: Dành cho những bệnh nhân đang ở tình trạng bệnh nặng, sưng to và viêm, đi đứng khó khăn, suy thận.

Điều trị bệnh Gout như thế nào

Bên cạnh đó bạn cũng có thể sử dụng một số loại thực phẩm đã được nghiên cứu có khả năng làm giảm nồng độ axit uric như:

  • Cà phê: Một số nghiên cứu có rằng uống cà phê thường hay cà phê đã khử caffein có thể làm giảm nồng độ axit uric thấp hơn.
  • Vitamin C: Các thực phẩm chứa vitamin C có thể làm giảm nồng độ axit uric trong máu.
  • Quả anh đào: Những sản phẩm từ anh đào có chứa hàm lượng anthocyanins cao hoặc có đặc tính chống oxy hóa, kháng viêm, giảm các triệu chứng đau nhức dữ dội cho Gout.

Áp dụng phẫu thuật ngoại khoa

Sau khi đã xác định được nguyên nhân gây bệnh Gout là gì cũng như biết được mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nếu như các biến chứng đã phát triển đến loét các khớp, bội nhiễm các nốt tophi hoặc các nốt tophi quá lớn làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, vận động của người bệnh. Lúc này bác sĩ sẽ cân nhắc tiến hành áp dụng phương pháp áp dụng phẫu thuật ngoại khoa.

Chữa bằng y học cổ truyền

Không chỉ riêng Việt Nam mà ở các nước phương Đông, việc áp dụng y học cổ truyền để chữa bệnh Gout được xem phương pháp khá phổ biến. Thay vì tập trung vào các triệu chứng của bệnh, y học phương Đông sẽ chú trọng hơn vào căn nguyên gây bệnh Gout là gì.

Trong Đông y, Gout gọi là Thống phong, sinh ra do dinh vệ hư, tấu lý lỏng lẻo cùng phong hàn thấp. Điều này dẫn đến tà khí dễ xâm nhập, làm cho chính khí khó lưu thông, hao hụt. Vì thế, việc điều trị bệnh sẽ chú trọng loại trừ các căn nguyên nguồn gốc của bệnh, hỗ trợ làm mạnh tạng phủ nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Các thầy thuốc có thể kê cho bạn đơn thuốc được kết hợp từ nhiều các vị thuốc khác nhau, có nguồn gốc từ động – thực vật, kết hợp thêm phương pháp trị liệu như cấy chỉ, thủy châm, châm cứu… nhằm kích thích tăng chuyển hóa, tăng tuần hoàn nuôi dưỡng khớp, hỗ trợ làm giảm đau nhức của bệnh.

Những thực phẩm người mắc bệnh Gout nên tránh

người mắc bệnh Gout nên kiêng gì

Hạn chế tối đa các loại thực phẩm có lượng purin cao, thường gặp nhiều trong nội tạng động vật, thịt bò, hải sản, thịt thú rừng, gia cầm… Những loại thực phẩm này dễ làm tăng nguy cơ hình thành Gout cấp tính.

Bên cạnh đó còn có một số thực phẩm được cho là không tốt đối với bệnh Gout như:

  • Đối với rau: Bina, bắp cải, măng tây, nấm…
  • Chất béo: Cần hạn chế lại chất béo, ưu tiên chọn thịt nạc, gia cầm bỏ da và sữa cũng ít béo.
  • Hoa quả: Tránh các loại thực phẩm chua, đồ lên men, nấm, măng, giá đỗ…
  • Các gia vị: Ớt, hạt tiêu cũng nên hạn chế vì có thể gây hưng phấn thần kinh tự chủ làm bệnh Gout tái phát.
  • Không nên sử dụng chất kích thích: Thuốc lá, rượu bia…

Có thể bạn quan tâm: 3 nhóm thực phẩm tốt cho xương khớp

Xây dựng lối sống lành mạnh, phòng tránh Gout hiệu quả

Những người chưa mắc bệnh Gout hoặc đang điều trị Gout cần hình thành những thói quen lành mạnh tốt cho sức khỏe sau đây để phòng ngừa và làm tăng hiệu quả điều trị:

  • Tăng cường ăn rau xanh (tránh các loại rau cần tránh bên trên).
  • Tập thể dục thường xuyên để phòng tránh béo phì và các bệnh liên quan đến xương khớp, đặc biệt là Gout.
  • Uống nhiều nước lọc, tránh các đồ uống có lượng đường cao.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế áp lực lo âu, stress…
  • Không nên dùng các loại thuốc ảnh hưởng đến tình trạng bệnh làm tăng axit uric như aspirin liều thấp, thuốc lợi tiểu…
  • Điều trị song song các bệnh đi kèm như: tiểu đường, cao huyết áp…

Hy vọng qua bài viết trên, Tạp chí Mẹ và Con đã giải đáp được các thắc mắc liên quan đến bệnh Gout là gì, nguyên nhân cũng như dấu hiệu bệnh ra sao, giúp bạn có thể dễ dàng hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Chúc bạn áp dụng thành công và có nhiều sức khỏe!

Bài viết liên quan