Mẹ&Con – Trẻ bị tăng động giảm chú ý dễ dẫn đến các hành vi hiếu chiến, tấn công bạn bè và những người xung quanh một cách vô cớ. Thế nên, việc phát hiện sớm để điều trị kịp thời là điều vô cùng quan trọng… Hóa chất trong chai nhựa có thể gây tự kỷ, tăng động và ung thư Cách phát hiện bé bị Hội chứng tăng động giảm chú ý ADHD Những điều ít biết về chứng tăng động giảm chú ý

Con bạn hiếu động hay bị tăng động giảm chú ý? 3

Trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý cần được sự quan tâm từ bố mẹ. (Ảnh minh họa)

Theo thống kê của Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM), mỗi tháng bệnh viện tiếp nhận khoảng 30 trẻ đến điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý. Còn tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, số trẻ mắc hội chứng này hiện chiếm khoảng 20% trong tổng số trẻ mắc các bệnh liên quan đến tâm lý, thần kinh.

Chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ

Dấu hiệu của chứng rối loạn tăng động giảm chú ý

– Chân tay hoạt động nhiều.

– Không nghe theo các chỉ dẫn, không chú ý lắng nghe khi thực hiện các nhiệm vụ hoặc hoạt động có tính tổ chức.

– Nói nhiều, đôi lúc còn nói cắt ngang hoặc xen vào cuộc nói chuyện của người khác.

Tăng động giảm chú ý là một trong những rối loạn phát triển thường gặp nhất ở trẻ em. Tỷ lệ mắc bệnh từ 3-17,6%, tùy theo từng quốc gia. Trong đó, trẻ em nam có nguy cơ mắc cao hơn trẻ em nữ khoảng 3 lần. Khi mắc chứng tăng động giảm chú ý, bé trai thường hiếu động quá mức, còn các bé gái sẽ kém chú ý một cách lặng lẽ.

Nguyên nhân gây ra rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ có thể là do di truyền. Hơn nữa, sự tác động từ các yếu tố môi trường như căng thẳng trong học tập, gia đình, xung đột, bố mẹ ly hôn, bé ít được quan tâm… cũng khiến trẻ bị tổn thương, dẫn đến rối loạn hành vi.

Phân biệt trẻ hiếu động và trẻ tăng động giảm chú ý

Hầu hết các biểu hiện của tình trạng rối loạn tăng động giảm chú ý thường kéo dài đến tuổi vị thành niên hoặc tới lúc trưởng thành. Trẻ bị tăng động giảm chú ý được chia làm 3 loại:

– Rối loạn phối hợp tăng động và giảm chú ý.

– Rối loạn trội về giảm chú ý.

– Rối loạn trội về tăng động/xung động.

Cụ thể, rối loạn tăng động thường gặp ở những trẻ chạy nhảy liên tục, nói quá nhiều và không ngừng cựa quậy chân tay trong khi ngồi. Rối loạn giảm chú ý thường biểu hiện bằng sự bỏ cuộc giữa chừng khi các hoạt động chưa hoàn thành. Rối loạn phối hợp tăng động và giảm chú ý thường biểu hiện bằng sự thiếu kiểm soát trong các hành vi, thay đổi tính cách đột ngột và thực hiện hành động bất ngờ gây ảnh hưởng đến người xung quanh.

Những biểu hiện của chứng rối loạn tăng động giảm chú ý gần giống với biểu hiện của một đứa trẻ hiếu động. Điều này gây không ít khó khăn cho phụ huynh trong việc phân biệt giữa trẻ hiếu động và trẻ bị tăng động giảm chú ý. Biện pháp tối ưu nhất là bố mẹ cần dành nhiều thời gian chơi đùa cùng con, quan sát… để kịp thời nhận biết.

Khi nhận thấy trẻ có những biểu hiện của chứng rối loạn tăng động giảm chú ý, phụ huynh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để nhận được sự tư vấn càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không được quát mắng hay thực hiện các hành động mang tính bạo lực đối với con. Thay vào đó, mẹ nên ân cần nhẹ nhàng, kiên trì động viên và uốn nắn con để giúp con thoát khỏi chứng rối loạn tăng động giảm chú ý và nhanh chóng trở lại bình thường.

Tags:

Bài viết liên quan