Có nên mở thẻ tín dụng không? Đây là một câu hỏi mà nhiều người đang thắc mắc, đặc biệt là những người mới bắt đầu làm quen với việc thanh toán sau. Thẻ tín dụng là công cụ tài chính hữu ích, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Vậy làm thế nào để biết có nên mở thẻ tín dụng hay không? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về thẻ tín dụng, những ưu điểm và nhược điểm và hơn hết là cách chọn thẻ phù hợp. Từ đó, bạn có thể đưa ra quyết định xem có nên mở thẻ visa không cho riêng mình.
Thẻ tín dụng là gì?
Để quyết định xem có nên mở thẻ tín dụng, bạn nên tìm hiểu thẻ tín dụng là gì. Đây là loại thẻ do ngân hàng hoặc tổ chức tài chính phát hành.
Với thẻ tín dụng bạn có thể thanh toán trước, trả tiền sau cho các giao dịch mua sắm, thanh toán dịch vụ. Khi sử dụng thẻ tín dụng, bạn sẽ được cấp một hạn mức tín dụng nhất định. Đây là số tiền bạn có thể ứng trước để chi tiêu và chỉ cần phải trả khi đến kỳ hạn.
Có nên mở thẻ tín dụng hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Thẻ tín dụng có nhiều loại khác nhau, được phân loại theo các tiêu chí như:
- Theo phạm vi sử dụng: Thẻ tín dụng nội địa và thẻ tín dụng quốc tế.
- Theo thương hiệu: Thẻ tín dụng Visa, Mastercard, American Express, JCB,…
Thẻ tín dụng có thể có nhiều loại phí, như phí thường niên, phí rút tiền, phí chuyển đổi ngoại tệ, phí quá hạn mức, phí trễ hạn, phí thanh toán tối thiểu, phí bảo hiểm, phí dịch vụ… Các loại phí này có thể khác nhau tùy thuộc vào ngân hàng, loại thẻ và điều khoản sử dụng.
Có nên mở thẻ tín dụng không?
Câu trả lời cho câu hỏi “có nên mở thẻ tín dụng” không phải là có hay không mà là tùy vào nhu cầu, mục đích và khả năng tài chính của mỗi người. Nhìn chung, bạn chỉ nên mở thẻ tín dụng nếu loại thẻ này đáp ứng đúng nhu cầu chi tiêu hợp lý.
Tuyệt đối cần cẩn thận trước những lời quảng cáo “có cánh” như “mở thẻ tặng miễn phí xx triệu”. Thực tế là mở thẻ tín dụng với hạn mức xx triệu, và bạn vẫn phải trả số tiền này, có thể còn kèm theo các loại phí khác. Hãy cân nhắc các yếu tố sau nếu đang phân vân có nên mở thẻ tín dụng không:
- Bạn đã tìm hiểu kỹ về loại thẻ đang định sử dụng và nhận thấy bản thân có nhu cầu mở thẻ. Hơn nữa, lợi ích thu được là hợp lý so với chi phí phí cần trả.
- Bạn có khả năng thanh toán đúng hạn.
- Bạn có khả năng theo dõi và kiểm soát và quản lý chi tiêu tốt.
- Bạn biết cách bảo mật thông tin để tránh bị đánh cắp thông tin thanh toán trên thẻ.
Ưu điểm và nhược điểm của thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng là công cụ tài chính hữu ích khi được dùng đúng cách. Hiển nhiên, là một hình thức “vay” thì thẻ tín dụng cũng có thể là gánh nặng nếu bạn không quản lý tốt. Để hiểu thêm có nên mở thẻ tín dụng không, bạn cần hiểu ưu điểm và nhược điểm của chúng.
Ưu điểm thẻ tín dụng
- Linh hoạt và tiện lợi: Nhờ được dùng trước trả sau, bạn có thể chi tiêu một cách linh hoạt và tiện lợi khi cần thiết, như mua sắm, du lịch, kinh doanh, đầu tư, tình huống khẩn cấp…
- Tiết kiệm chi phí: Nếu bạn biết cách tận dụng các ưu đãi và chương trình khuyến mãi từ ngân hàng và các đối tác thì thẻ tín dụng sẽ giúp bạn tiết kiệm được kha khá tiền. Thông thường, mỗi loại thẻ sẽ có chính sách khuyến mãi khác nhau như thời hạn miễn lãi, các voucher giảm giá, đổi dặm bay, hoàn tiền khi mua sắm online… Hơn nữa, kỳ hạn trả lãi từ 45-55 ngày cũng rất có lợi, vì bạn có thể dùng nguồn tiền để đầu tư “cuốn chiếu”. Chẳng hạn, ngày 1 bạn nhận lương và mở sổ tiết kiệm 30 ngày thì bạn vừa có tín dụng để mua sắm vừa có lãi tiết kiệm.
- Cải thiện điểm tín dụng: Điểm tín dụng là chỉ số đánh giá khả năng trả nợ của một người dựa trên lịch sử sử dụng thẻ tín dụng và các khoản vay khác. Nếu bạn có kỷ luật và trách nhiệm trong việc thanh toán đúng hạn thì bạn có nên mở thẻ tín dụng. Việc này giúp điểm tín dụng của bạn được cải thiện đáng kể. Điểm tín dụng cao giúp bạn thuận lợi hơn khi có nhu cầu vay ngân hàng.
Để quyết định có nên mở thẻ tín dụng không, bạn nên cân nhắc các ưu điểm của thẻ tín dụng
Nhược điểm thẻ tín dụng
- Phải trả nhiều loại phí: Nếu không đọc kỹ điều khoản sử dụng hoặc không tuân thủ các quy định của ngân hàng bạn có thể bị tính phí rất cao. Chủ yếu là phí thường niên, phí rút tiền, phí chuyển đổi ngoại tệ, phí quá hạn mức, phí trễ hạn, phí thanh toán tối thiểu, phí bảo hiểm, phí dịch vụ… Đây là lý do bạn phải cân nhắc chi phí khi tự hỏi có nên mở thẻ tín dụng không.
- Có nguy cơ bị lãi kép: Lãi kép là hiện tượng ngân hàng tính lãi không chỉ trên số tiền gốc mà còn trên số tiền lãi đã tích lũy. Nghĩa là nếu không trả đúng hạn thì lãi mẹ đẻ lãi con và tạo thành gánh nặng khổng lồ cho bạn.
- Chi tiêu phung phí: Việc quẹt thẻ trả tiền thay vì thanh toán tiền mặt, thanh toán từ nguồn tiền sẵn có có thể khiến bạn dễ dàng vung tay quá trán. Điều này càng dễ xảy ra nếu bạn không theo dõi chi tiêu.
Cách sử dụng thẻ tín dụng khôn ngoan
Cách chọn thẻ tín dụng phù hợp
Sau khi quyết định có nên mở thẻ tín dụng, bạn cần cân nhắc các yếu tố sau để chọn được thẻ phù hợp:
- Thu nhập là yếu tố chính quyết định hạn mức tín dụng
- Thói quen chi tiêu
- Khả năng lập kế hoạch tài chính
- Nhu cầu sử dụng thẻ chủ yếu
Sau đó, bạn cần tiếp tục so sánh các loại thẻ tín dụng đã tìm được theo các điều kiện bên trên về: Điều khoản, hạn mức tín dụng, lãi suất, các loại phí, các quyền lợi và ưu đãi.
Có nên mở nhiều thẻ tín dụng không?
Việc có nên mở nhiều thẻ tín dụng không sẽ phụ thuộc vào thu nhập, khả năng quản lý tài chính. Nhiều người thích mở nhiều loại thẻ tín dụng để tận dụng ưu đãi của từng loại thẻ.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng việc mở nhiều thẻ tín dụng có thể khiến bạn khó kiểm soát chi tiêu và dễ rơi vào tình trạng nợ xấu, trở thành gánh nặng tài chính. Bạn có thể mở một thẻ tín dụng trước để thử nghiệm trước khi mở thẻ tiếp theo.
Một yếu tố quyết định xem có nên mở thẻ tín dụng chính là khả năng quản lý tài chính của bạn
Tóm lại, thẻ tín dụng có nhiều ưu điểm, dễ mở nhưng không dễ sử dụng cho đúng. Để trở thành người dùng khôn ngoan, khi tìm hiểu có nên mở thẻ tín dụng không bạn đừng nên bỏ qua các yếu tố đã được trình bày trong bài. Chúc bạn sớm có được quyết định phù hợp.