Có nên đánh thức con dậy để cho bú?
Trẻ sơ sinh thường ngủ suốt ngày đêm, chỉ dành 2-3 tiếng/ngày để bú. Tuy nhiên, trong những tháng đầu đời, nhu cầu ăn của bé lại cần phải được đáp ứng nhiều hơn so với các nhu cầu khác, với lượng sữa vào khoảng 240 – 950ml/ngày. Vì vậy, để trả lời cho câu hỏi mẹ có nên đánh thức bé dậy để cho bú không, câu trả lời là: “Có”.
Mẹ nên đánh thức bé dậy để bú đủ lượng sữa. (Ảnh minh họa)
Trẻ mới sinh thể tích dạ dày còn rất nhỏ, nên cùng một lúc không thể dung nạp được một lượng sữa lớn. Do đó, bé rất mau đói và cần được đánh thức sau vài giờ để bú. Tốt nhất mẹ nên đánh thức bé sau 2 – 4 tiếng ngủ để bú một lần, mỗi lần bú khoảng từ 30 – 230ml sữa, tùy theo độ tuổi.
Như vậy, trong trường hợp bé ngủ quá nhiều, mẹ phải đánh thức bé bằng cách lay nhẹ người bé cho bé rồi cho bú để nhận được đủ lượng sữa này. Mẹ đừng sợ phá rối giấc ngủ của bé, vì bé sơ sinh ngủ nhiều chỉ là sinh lý hoàn toàn bình thường chứ không do mệt mỏi hay buồn ngủ như các mẹ vẫn nghĩ, trừ một số trường hợp bé mắc một vài bệnh lý nào đó. Vì vậy, muốn đảm bảo lượng thức ăn bé nhận được đầy đủ để tăng trọng bình thường và phát triển hệ miễn dịch, mẹ đừng lo lắng về vấn đề đánh thức bé dậy nữa nhé.
Thông thường, lượng sữa phù hợp mà bé cần trong một ngày là như sau:
Tuổi | Lượng sữa bú/ngày | Lượng sữa bú/lần | Số lần bú/ngày | Tần suất bú/lần |
0 – 3 tháng tuổi | 240 – 700ml | 30 – 90ml | 8 – 12 lần | 2 – 3 tiếng |
1 – 3 tháng tuổi | 700 – 950ml | 90 – 120ml | 6 – 8 lần | 2 – 3 tiếng |
4 – 6 tháng tuổi | 700 – 950ml | 120 – 230ml | 5 – 6 lần | 3 – 4 tiếng |
Những lưu ý khi đánh thức bé dậy bú
Thắc mắc có nên đánh thức bé dậy để cho bú của bạn đã được giải đáp. Vậy khi đánh thức bé dậy, bạn có cần phải lưu ý điều gì nữa không? Câu trả lời cũng là “có” và dưới đây là những lưu ý đó:
Bỏ khăn quấn
Nếu muốn bé thức giấc để bú mẹ, bạn hãy bỏ khăn quấn trên người bé. Cởi bỏ khăn/tả quấn người cho bé sẽ giúp giảm bớt sự ấm áp để bé thức dậy dễ dàng hơn.
Thay đổi không gian
Mẹ nên thay đổi không gian bằng cách bật đèn ngủ kết hợp với nhạc nhẹ để bé tỉnh giấc từ từ và cảm thấy thoải mái nhất. Mẹ nên tránh bế bé ra nơi có ánh sáng chói lóa hoặc cho ánh sáng chói lóa vào phòng khiến bé khó mở mắt hơn.
Lau mặt bé
Nếu áp dụng hai cách trên đây, bé vẫn không chịu dậy. Mẹ có thể dùng khăn nhúng nước ấm, vắt khô và lau nhẹ lên mặt của bé. Sau đó, vừa nói chuyện với bé vừa dùng tay chạm nhẹ lên má hoặc cánh tay để bé cử động.
Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, mẹ sẽ nhận thấy một điều là thiên thần nhỏ của chúng ta có thể bú trong tình trạng không tỉnh táo. Do vậy khi cho bú, mẹ không nhất thiết phải để bé thật tỉnh táo mà chỉ cần giữ cho bé tránh khỏi những cơn buồn ngủ ập đến.
Ngay khi thấy bé bú chậm lại mà chưa đủ từ 10 – 20 phút/cữ, mẹ hãy bế bé lên, đặt người bé áp thẳng vào ngực mẹ rồi dùng tay vỗ nhẹ lưng cho bé không bị trớ và tránh cơn buồn ngủ để bú tiếp. Việc bú chưa đủ thời gian, bé sẽ không đạt được yêu cầu 90ml sữa/cữ bú. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Mẹ đánh thức bé lại nhiều lần để bú đủ lượng sữa trong ngày sẽ khiến bé mệt mỏi, bắt bé bù nhiều vào lần tiếp theo sẽ khiến dạ dày bé căng ra và dễ nôn trớ.