Mẹ&Con – Chuẩn bị chào đón một thiên thần nhỏ bé, chắc hẳn nhiều mẹ đang rất tò mò về giấc ngủ của con. Ở bài viết, Mẹ&Con xin bật mí về giấc ngủ trưa của bé. 8 thắc mắc thường gặp khi chăm sóc trẻ sơ sinh Vệ sinh cho bé sơ sinh Kỹ năng chăm sóc trẻ sơ sinh cho mẹ

Thời gian ngủ trưa của các bé khác nhau

ngu-nhieu

Trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều và có thể thay đổi theo độ tuổi (Ảnh minh họa)

Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ ngủ từ 16-17 giờ/ngày và giấc ngủ thường kéo dài 2-4 giờ mỗi lần tại bất kỳ thời điểm ngày/đêm. Ở giai đoạn này bạn không cần phải lập một thời gian biểu cứng nhắc cho giấc ngủ của bé. Bởi trong giai đoạn đầu đời này, bé chỉ cần ngủ theo nhu cầu đang cần.

Khi bé được 6-8 tuần tuổi, bé có khả năng để bắt đầu củng cố giấc ngủ của mình hợp lý hơn. Bé sẽ ngủ ít và nhiều theo từng thời điểm. Lúc này, bé có thể sẽ cần khoảng 2-4 giấc ngủ trưa/ngày, thậm chí nhiều hơn.

Giai đoạn 3-4 tháng tuổi, nhiều bé sẽ bắt đầu phân biệt ngày, đêm. Đây là thời điểm tốt để bé bắt đầu giấc ngủ trưa ngắn hơn. Bạn cũng nên cố gắng hỗ trợ bé bằng cách tạo cho bé thói quen ngủ trưa cùng một thời điểm nhất định mỗi ngày. Nhưng bạn hãy nhớ rằng, giấc ngủ tự nhiên không gượng ép đến với bé sẽ đem lại hiệu quả lâu dài hơn.

Đến 6 tháng tuổi, em bé của bạn có thể sẽ ngủ 2-3 giấc ngủ trưa/ngày: buổi sáng, buổi chiều sớm và cuối buổi chiều.

Giai đoạn 9-12 tháng tuổi, hầu hết các bé sẽ giảm giấc ngủ trưa xuống còn 2 giấc/ngày: buổi sáng và buổi chiều. Và 18 tháng trở lên, hầu như các bé đều bỏ hoàn toàn giấc ngủ ngắn vào buổi sáng, nhưng vẫn duy trì giấc ngủ buổi chiều.

Trên đây là những thời gian ngủ trưa điển hình của các bé, nhưng không phải tất cả các em bé sơ sinh đều giống nhau. Mỗi em bé sẽ có một thói quen ngủ của riêng mình.

Mẹ có thể lên kế hoạch cho giấc ngủ trưa của bé

ngu-trua

Giai đoạn 3-4 tháng tuổi mẹ có thể xây dựng lịch trình giấc ngủ cho bé hợp lý hơn giữa ngày và đêm. (Ảnh minh họa)

Khi bé được 3-4 tháng tuổi, bạn có thể bắt đầu xây dựng thói quen giấc ngủ trưa ngắn cho tương thích với chu kỳ giấc ngủ tự nhiên.

Chú ý đến dấu hiệu buồn ngủ của bé: Lấy tay dụi mắt sau bữa ăn sáng/bữa ăn trưa. Tìm hiểu điều này giúp bạn xây dựng những giấc ngủ trưa hợp lý hơn cho bé và có những biện pháp hỗ trợ bé đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Chẳng hạn, nếu bé của bạn ngáp, mệt mỏi, quấy khóc và muốn ngủ vào mỗi buổi sáng, hãy để bé thực hiện điều đó và giúp bé đi vào giấc ngủ dễ dàng bằng cách loại bỏ tiếng ồn, mặc đồ thoải mái cho bé… Không nên gượng ép bé tỉnh táo vào thời điểm này khiến bé mệt mỏi và kiệt sức.

Tính nhất quán là mục tiêu cho giấc ngủ trưa của bé: Hãy cố gắng sắp xếp giấc ngủ trưa của bé rơi vào một khoảng thời gian giống nhau mỗi ngày.

Giấc ngủ trưa không nên kéo dài để giúp cơ thể bé nhận tín hiệu ngủ nhiều vào ban đêm. Khi bé chuẩn bị ngủ trưa, bạn không cần phải hát ru hay kể chuyện giống như buổi tối. Điều này giúp tạo một ý thức cho bé rằng, giấc ngủ buổi tối quan trọng hơn giấc ngủ ban ngày.

Tags:

Bài viết liên quan