Mẹ và Con - Sợ giao tiếp xã hội (Social Anxiety Disorder) còn được biết đến với tên gọi khác là rối loạn lo âu xã hội. Việc lo lắng quá mức với những tình huống giao tiếp gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nếu không điều trị, nỗi sợ sẽ lớn dần khiến bệnh nhân thu mình và sống phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình. 

Sợ giao tiếp xã hội không đơn thuần là tính cách nhút nhát, tự ti mà là biểu hiện của hội chứng tâm lý. Người mắc chứng bệnh này thường gặp khó khăn trong việc xử lý các tình huống xã hội và có xu hướng né tránh, sống cô lập và tách biệt với mọi người. Dưới đây là những thông tin cơ bản về chứng sợ giao tiếp xã hội để bạn tham khảo. 

Sợ giao tiếp xã hội là gì?

Sợ giao tiếp xã hội (Social Anxiety Disorder) còn được biết đến với tên gọi khác là rối loạn lo âu xã hội. Người mắc hội chứng bệnh này thường sợ hãi, căng thẳng và lo lắng quá mức trước các tình huống xã hội với mức độ không tương xứng. 

Thông thường, chúng ta có thể cảm thấy run khi đứng trước một sân khấu lớn. Nhưng người mắc chứng sợ giao tiếp xã hội luôn thường trực nỗi sợ trước những tình huống xã hội rất bình thường như trò chuyện qua điện thoại, phát biểu giữa đám đông, ăn uống ở nơi công cộng,…

Mỗi cá nhân là một phần xã hội. Việc lo lắng quá mức với những tình huống giao tiếp gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nếu không điều trị, nỗi sợ sẽ lớn dần khiến bệnh nhân thu mình và sống phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình. 

Sợ giao tiếp xã hội là gì?

Biểu hiện của chứng sợ giao tiếp xã hội

Các triệu chứng sợ giao tiếp xã hội thường khởi phát ở giai đoạn vị thành niên (khoảng 13 – 14 tuổi) và rất hiếm khi xảy ra sau 25 tuổi. Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh lý này cao hơn nam giới gấp 2 lần. Người mắc chứng sợ giao tiếp xã hội thường có những biểu hiện như:

  • Luôn xấu hổ về bản thân. 
  • Lo sợ người khác biết mình đang lo lắng. 
  • Nỗi sợ về tình huống bạn sẽ bị phán xét.
  • Lo lắng khi bản thân bị bối rối hoặc bẽ mặt.
  • Né tránh các tình huống xã hội như sử dụng toilet công cộng, ăn trước mặt người lạ, giao tiếp bằng mắt, vào phòng có người ngồi sẵn…
  • Lo lắng về những sự kiện chưa từng xảy ra
  • Chỉ trích kỹ năng xã hội của bản thân
  • Dự đoán hậu quả tiêu cực cho các tình huống xã hội

Bệnh nhân mắc hội chứng tâm lý này sẽ xuất hiện các triệu chứng thể chất như:

  • Đỏ bừng mặt
  • Tay chân run rẩy, lạnh cóng hoặc đổ mồ hôi
  • Cảm thấy nghẹn thở, thở nông, nhịp tim nhanh,…
  • Lo lắng, bất an
  • Buồn nôn
  • Đổ mồ hôi
  • Căng cơ
  • Khó chịu ở vùng thượng vị
  • Choáng váng
  • Hoa mắt
  • Ngất xỉu
  • Trẻ quấy khóc và la hét

Những triệu chứng này khiến cho bệnh nhân nỗ lực né tránh tất cả những tình huống xã hội để cảm thấy an tâm và dễ chịu hơn. Tuy nhiên, việc né tránh này sẽ gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống.

chứng sợ giao tiếp xã hội

Nguyên nhân gây ra chứng sợ giao tiếp xã hội

Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra chứng sợ giao tiếp xã hội. Phần lớn các trường hợp mắc bệnh lý này đều khởi phát triệu chứng sau khi trải qua sang chấn tâm lý. Như là mất người thân, tai nạn nghiêm trọng, bị lạm dụng…

Dù chưa tìm ra được nguyên nhân chính xac nhưng chứng sợ giao tiếp xã hội được cho là có liên quan đến những yếu tố sau: 

  • Di truyền.
  • Mất cân bằng sinh hóa não: Hầu hết bệnh nhân bị chứng sợ giao tiếp xã hội đều có hạch hạnh nhân (cơ quan kiểm soát sự sợ hãi, lo âu) hoạt động quá mức. Điều này khiến hình thành nỗi sợ vô lý về những tình huống xã hội không thực sự nghiêm trọng.
  • Yếu tố tâm lý xã hội: Gia đình bảo bọc quá mức, trẻ thiếu kỹ năng giao tiếp, thường bị cô lập, tẩy chay,… 
  • Một số yếu tố khác: Trải qua sang chấn tâm lý (bị bạn bè tẩy chay, sỉ nhục, gia đình tan vỡ, bị lạm dụng tình cảm,…). Người có tính cách nhút nhát và rụt rè cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người có thái độ sống lạc quan, vui vẻ, hoạt bát,…

Hậu quả về lâu dài của chứng sợ giao tiếp xã hội 

Người mắc chứng sợ giao tiếp xã hội có xu hướng né tránh các tình huống trong cuộc sống nên quá trình học tập và làm việc sẽ gặp nhiều gián đoạn và phiền toái. Trẻ mắc bệnh tâm lý này thường phải học tập ở môi trường đặc biệt để tránh đối mặt với đám đông. Điều này dẫ tới việc trẻ thiếu các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, tránh luận…

Bên cạnh đó, người sợ giao tiếp xã hội cũng bị giới hạn nghề nghiệp do không thể làm các công việc đòi hỏi gặp gỡ và giao tiếp với nhiều người. Những công việc có thể làm tại nhà, trao đổi chủ yếu qua email hoặc tin nhắn thường được họ lựa chọn.

Hậu quả chứng sợ giao tiếp xã hội 

Ngoài ra, những người mắc chứng sợ giao tiếp xã hội còn dễ bị stress, trầm cảm do luôn tự dằn vặt, đánh giá bản thân sau mỗi cuộc hội thoại với người khác. Một số người để giải thoát bản thân còn tìm tới bia rượu, chất gây nghiện hoặc tự cô lập mình, thậm chí là nảy sinh ý nghĩ tự hại, tự sát. 

Cũng có người mất hẳn khả năng lao động và sống phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình. Một vài  nghiên cứu chỉ ra rằng chứng sợ giao tiếp xã hội có mối liên hệ mật thiết với các vấn đề thể chất như hội chứng ruột kích thích, cao huyết áp, đau dây thần kinh tọa, đau mỏi vai gáy và mất ngủ.

Cách xua tan chứng sợ giao tiếp xã hội

Làm quen với người mới

Nếu chỉ nói chuyện với những người quen biết thì cũng khó để bạn cản thiện chứng sợ giao tiếp xã hội của mình. Thay vào đó, hãy thử đặt mục tiêu đơn giản, chẳng hạn giới thiệu bản thân với người mới gặp lần đầu trong 5 phút. Rồi dần dần tăng lên với những chủ đề đời thường mà bạn quan tâm. 

Điều quan trọng ở đây là việc đặt ra mục tiêu trước khi bắt đầu sẽ giúp bạn tập trung hơn cũng như thoải mái hơn khi bạn nói chuyện. Hãy bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân. Bạn càng giao tiếp với người khác bạn sẽ càng nhận ra được rằng việc tương tác với mọi người không hề khó như bạn từng nghĩ.

Tập giao tiếp trước gương

Nếu bạn cảm thấy lo sợ khi nói chuyện hay giới thiệu bản thân trước người lạ thì hãy thử chuẩn bị sẵn ở nhà một số chủ đề mà bạn cảm thấy thoải mái khi trò chuyện. Sau đó, luyện tập trước gương hoặc với những người thân trước khi ra ngoài. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát được chủ đề mình sẽ nói hơn. 

Mời bạn thân đi cùng

Thực tế, đối với những người mắc chứng sợ giao tiếp xã hội thì càng tương tác với mọi người nhiều thì càng cảm thấy thoải mái hơn khi đứng giữa đám đông. Do đó, thay vì né tránh các hoạt động tập thể thì nên cố gắng đối diện, tham gia nó. Một cách rất hữu ích để giúp bạn tập làm quen đó chính là mời một người bạn thân đi cùng đến buổi tụ tập. Nếu như bạn đổi ý không muốn đi thì họ sẽ giúp bạn có thêm nhiều động lực để ra ngoài và mở lòng mình hơn.

Cách xua tan chứng sợ giao tiếp xã hội

Đợi cơn lo âu qua đi

Dù có chuẩn bị hết tất cả mọi chủ đề trước nhưng bạn vẫn có thể cảm thấy lo lắng, sợ hãi…Điều này là hoàn toàn bình thường với những người mắc chứng sợ giao tiếp xã hội. Lúc này hãy ngồi yên và đợi 15 đến 20 phút cho cơn lo âu qua đi. Cần hiểu rằng việc sợ giao tiếp sẽ không làm hại đến bạn và cơn lo âu cũng không kéo dài quá lâu. 

Liệu pháp hóa dược

Với những người mắc chứng giao tiếp xã hội lâu dài và đã rơi vào trạng thái buồn bã sâu sắc, có nguy cơ mắc phải bệnh trầm cảm thì nên chủ động thăm khám để được chẩn đoán và điều trị sớm. Đối với chứng bệnh này, bác sĩ sẽ khai thác triệu chứng, tiền sử cá nhân, gia đình và sàng lọc các yếu tố thuận lợi để đưa ra chẩn đoán.

Trong đó, thuốc là phương pháp đầu tiên được chỉ định trong quá trình điều trị bệnh lý này. SỬ dụng thuốc giúp làm thuyên giảm các triệu chứng về thể chất và tâm thần. Đồng thời nâng đỡ tinh thần người bệnh và giúp cho quá trình trị liệu tâm lý đạt kết quả khả quan hơn.

Liệu pháp tâm lý

Bên cạnh việc dùng thuốc, bệnh nhân mắc chứng sợ giao tiếp xã hội sẽ phải can thiệp đồng thời với liệu pháp tâm lý. Phương pháp này mang lại nhiều lợi ích trong việc kiểm soát và giúp đỡ bệnh nhân đối mặt với các tình huống giao tiếp thông qua việc điều chỉnh suy nghĩ, thói quen và hành vi.

Ngoài ra, các kỹ năng cần thiết để kiểm soát và bình thường hóa nỗi sợ cũng được hướng dẫn thêm, chẳng hạn như liệu pháp tập luyện thư giãn, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tranh luận, làm việc nhóm,… Việc trang bị kỹ năng mềm sẽ giúp người bệnh biết cách giải tỏa stress và dễ dàng hòa nhập với những người xung quanh.

Liệu pháp tâm lý điều trị chứng sợ giao tiếp xã hội

Trên thực tế, hiểu biết của xã hội về chứng sợ giao tiếp xã hội chưa thực sự sâu sắc, thường nhầm tưởng đó là đặc trưng của tính cách. Do đó, bên cạnh việc để ý quan tâm từ gia đình thì chính người bệnh cũng cần nhận thức ra tình trạng của bản thân. Từ đó, áp dụng các phương pháp xua tan nỗi sợ giao tiếp phù hợp nhất với bản thân. 

Bài viết liên quan