Mẹ và Con - Là một ông bố bà mẹ, liệu các bạn đã thực sự hiểu đúng về chứng rối loạn tâm lý ở trẻ em? Hệ lụy nguy hiểm mà nó có thể gây ra với sự phát triển của trẻ là gì? 

Nhiều người vẫn nghĩ rằng, tình trạng rối loạn tâm lý chỉ xảy ra đối với người trưởng thành, khi bản thân họ phải trải qua những khó khăn, biến cố và áp lực trong công việc lẫn cuộc sống hàng ngày. Thế nhưng, trẻ em cũng là đối tượng dễ gặp phải tình trạng này.

Thậm chí theo thống kê, chứng rối loạn tâm lý ở trẻ em hiện có xu hướng ngày càng gia tăng. Mời bạn cùng Mẹ và Con tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng này để có hướng xử lý phù hợp nhé!

Nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn tâm lý ở trẻ em 

Theo các chuyên gia tâm lý, trong cuộc sống hiện đại, trẻ em cũng là đối tượng chịu nhiều áp lực, dẫn đến tâm lý dễ rơi vào tình trạng lo âu, căng thẳng. Về lâu dài, có thể dẫn đến rối loạn tâm lý ở trẻ em. 

Có rất nhiều nguyên nhân khiến chứng rối loạn tâm lý ở trẻ em bột phát. Một vài trong số đó có thể kể đến như, trẻ thường chịu nhiều sự ép về việc học hành, chương trình đào tạo ngày càng nhồi nhét; bố mẹ thường xuyên bận rộn, không quan tâm chăm sóc con đúng cách; bố mẹ thường cãi nhau, bạo hành và có cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc…

Chứng rối loạn tâm lý ở trẻ em
Chứng rối loạn tâm lý ở trẻ em

Tất cả những yếu tố này sẽ tác động đến tâm lý của trẻ, để lại nhiều dấu hiệu sang chấn tâm lý không hay trong tâm hồn trẻ thơ, tích lũy lâu dần sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của con trong tương lai. Tất cả những điều này, sẽ ăn mòn tâm hồn trẻ thơ, khiến trẻ trở nên căng thẳng, buồn bã, lâu ngày sẽ dẫn đến chứng rối loạn tâm lý ở trẻ em. 

Do đó, bên cạnh sức khỏe thể chất, bố mẹ cũng cần phải thực sự chú ý đến sức khỏe tình thần của con cái. Thường xuyên tìm hiểu các dấu hiệu của chứng rối loạn tâm lý ở trẻ em, để từ đó đó nhanh chóng phát hiện, sớm can thiệp để cải thiện cảm xúc của con nhỏ. 

Những triệu chứng rối loạn tâm lý trẻ em thường gặp 

Rối loạn lo âu

Những trẻ em không may gặp phải chứng rối loạn lo lâu thường đáp ứng với những tình huống bên ngoài một cách sợ hãi, thường xuyên cảm thấy lo lắng, căng thẳng, tay chân run rẩy, tim đập nhanh và đổ mồ hôi lạnh. 

Hội chứng ADHD

Trẻ bị ADHD (hay còn được biết đến là hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý) thường sẽ gặp nhiều vấn đề có liên quan đến khả năng chú ý, tập trung.

Những đứa trẻ này phần lớn thường không thể làm theo hướng dẫn, nhanh chán với các trò chơi hoặc một công việc bất kỳ nào đó. Bên cạnh đó, trẻ bị ADHD còn có xu hướng di chuyển liên tục và bốc đồng, không suy nghĩ kỹ càng trước khi thực hiện hành động nào đó. 

Rối loạn hành vi gây rối

Những trẻ em gặp phải tình trạng này thông thường sẽ có xu hướng coi thường các quy tắc; không tuân thủ các yêu cầu được người khác đặt ra. 

Rối loạn phát triển lan tỏa

Đối với những trẻ mắc phải chứng rối loạn tâm lý này, thông thường sẽ cảm thấy bị mơ hồ trong suy nghĩ, chậm tiếp thu những vấn đề cũng như kiến thức về thế giới xung quanh. 

Rối loạn học tập và giao tiếp 

Đây là những đứa trẻ thường xuyên gặp phải các vấn đề về tiếp nhận, lưu trữ cũng như xử lý thông tin. 

Rối loạn tâm trạng

Những đứa trẻ mắc chứng rối loạn tâm lý này phần lớn thường có cảm giác buồn dai dẳng, dễ dàng thay đổi cảm xúc và có xu hướng rối loạn lưỡng cực. 

Rối loạn học tập và giao tiếp

Tâm thần phân liệt

Cuối cùng là chứng tâm thần phân liệt. Đây là biểu hiện rối loạn liên quan đến những suy nghĩ cũng như những nhận thức lệch lạc, méo mó.

Cách xác định chứng rối loạn tâm lý ở trẻ em

Theo các chuyên gia, việc xác định chứng rối loạn tâm lý ở trẻ em là một việc không hề đơn giản, bởi chúng ta có thể dễ dàng nhầm lẫn với những hành vi bình thường khác. 

Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là do các bé còn quá nhỏ, hạn chế khả năng giải thích, thiếu từ ngữ để diễn tả chính xác cảm xúc của mình. Bên cạnh đó, một số phụ huynh cũng có những lo ngại về sự kỳ thị bệnh tâm thần, cách điều trị và chi phí đắt đỏ khiến họ không muón tin con mình có thể đang mắc bệnh này.

Những dấu hiệu cảnh báo chứng rối loạn tâm lý ở trẻ em

Trẻ thường xuyên thay đổi tâm trạng. Lúc này, bố mẹ nên quan sát thật kỹ những cảm xúc buồn kéo dài ít nhất 2 tuần của con nhỏ, hoặc thay đổi tâm trạng nghiêm trọng trong các mối quan hệ của con yêu khi các bé sinh hoạt ở nhà hay ở trường. 

Trẻ thường xuyên có biểu hiện thay đổi hành vi. Theo đó, những trẻ có những thay đổi mạnh mẽ, vượt quá xa khỏi tầm kiểm soát; trẻ có dấu hiệu bạo lực, sử dụng vũ khí, hay nghiêm trọng hơn là muốn sát thương ai đó…đây chính là những dấu hiệu của chứng rối loạn tâm lý ở trẻ em mà bố mẹ cần nắm bắt từ sớm. 

Trẻ khó tập trung

Trẻ có biểu hiện giảm cân không rõ nguyên nhân

Triệu chứng vật lý. Không giống như người trưởng thành, trẻ nhỏ khi gặp phải vấn đề về tâm lý thường hay bị nhức đầu, đau bụng hơn là cảm thấy buồn, lo lâu. 

Có dấu hiệu tự hủy hoại bản thân. Đây là các hành vi tự làm tổn thương cơ thể của chính mình  như cắt tay, tự làm bỏng…Một số trường hợp nguy hiểm hơn, là bé có thể có suy nghĩ đến vấn đề tự tử. 

Cách điều trị chứng rối loạn tâm lý ở trẻ em

Như các chuyên gia chia sẻ, chứng rối loạn tâm lý ở trẻ em đòi hỏi phải điều trị liên tục. Mặc dù hiện tại y học đã có nhiều tiến bộ trong điều trị tâm lý ở người trưởng thành, thế nhưng những phương pháp điều trị dành riêng cho trẻ nhỏ vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn.

Và dưới đây là một số phương pháp điều trị chứng rối loạn tâm lý ở trẻ em phổ biến nhất hiện nay. 

Điều trị bằng thuốc, bao gồm thuốc chống loạn thần, chống trầm cảm, chống lo âu, kích thích và các loại thuốc giúp cho tâm trạng ổn định. 

Điều trị chứng rối loạn tâm lý ở trẻ em

Điều trị bằng liệu pháp tâm lý. Đây là hoạt động điều trị bao gồm một quá trình dài, ở đây các nhà chuyên gia tâm lý sẽ trao đổi với trẻ để hiểu rõ, từ đó đề ra phương án giải quyết các triệu chứng phù hợp. 

Điều trị bằng liệu pháp sáng tạo. Đây là phương thức điều trị kết hợp nghệ thuật để có thể giúp ích đặc biệt cho trẻ nhỏ có vấn đề trong giao tiếp.

Và trên đây là những thông tin hữu ích về hội chứng rối loạn tâm lý ở trẻ em mà bố mẹ nên biết. Từ những dấu hiệu này, có thể sớm xác nhận tình trạng bệnh của con và có phương án điều trị sớm nhất, nhằm bảo vệ sức khỏe tinh thần của trẻ nhỏ. 

Bài viết liên quan