Gạo và ngũ cốc rất dễ bị mối mọt tấn công, gây ảnh hưởng lớn đến giá trị dinh dưỡng. Việc chống mối mọt trong gạo chỉ có thể kết hợp cả diệt mối mọt lẫn tìm cách bảo quản thực phẩm này hợp lý. Bài viết sẽ giải đáp các thắc mắc thường gặp như mọt gạo là gì, gạo bị mọt có ăn được không. Đặc biệt là các cách diệt mối mọt hiệu quả mà vẫn an toàn cho con người.
Mọt gạo là gì?
Mọt gạo là một loài côn trùng gây hại cho các loại hạt ngũ cốc như lúa mì, gạo và ngô. Mọt gạo đẻ trứng trên bề mặt gạo hoặc trong túi, bao bì gạo. Ấu trùng sau khi nở sẽ ăn gạo và tạo thành kén.
Con trưởng thành dài khoảng 2mm với mỏ có răng sắc dài. Màu sắc cơ thể mọt gạo thoạt nhìn thì có màu nâu hoặc đen nhưng nhìn kỹ bạn sẽ thấy có màu ánh cam đỏ phần trên vỏ cánh.
Mọt gạo trưởng thành có thể sống khỏe trong 1-2 tháng. Sau một thời gian, mọt gạo lớn lên sẽ dùng răng đục vào hạt gạo và đẻ trứng vào bên trong. Ấu trùng lớn lên sẽ ăn hết tinh bột trong hạt gạo và chỉ để lại lớp vỏ mỏng.
Gạo bị mọt có ăn được không?
Hẳn bạn từng có lần thấy mọt khi vo gạo, thậm chí là trong cơm chín. Việc gạo bị mọt có ăn được không thì câu trả lời là có, tuy nhiên không nên ăn nhiều.
Nguyên nhân là bên trong gạo có mọt sẽ có trứng và cả chất thải của mối mọt. Nếu ăn phải quá nhiều những thứ này có thể gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, nhiễm trùng hoặc dị ứng. Hơn nữa, gạo bị sâu mọt tấn công thì hương vị bị giảm đi, giá trị dinh dưỡng trong gạo cũng chẳng còn mấy. Ăn vào không thấy ngon mà cũng không hề đủ chất cho cơ thể.
Nếu phát hiện gạo bị mọt ít, bạn có thể sàng gạo để loại bỏ những hạt gạo bị mọt. Sau đó, mang gạo đi phơi nắng hoặc sấy khô để tiêu diệt trứng, ấu trùng và vi khuẩn bên trong. Trường hợp gạo bị mọt nhiều, bạn đừng tiếc mà nên vứt bỏ hoặc sử dụng cho mục đích khác.
Cách chống mối mọt trong gạo
Gạo là thực phẩm chúng ta dùng mỗi ngày. Do đó, cách chống mối mọt sao cho vừa hiệu quả, vừa an toàn cho người rất quan trọng. May mắn là có nhiều cách chống mối mọt tự nhiên, bạn có thể yên tâm sử dụng mà không lo ngộ độc như dùng thuốc diệt mối mọt.
Đuổi mọt gạo bằng ớt
Đây là cách chống mối mọt đơn giản, hiệu quả ai cũng có thể làm được. Mùi hăng cay của ớt giúp xua đuổi mọt gạo mà không ảnh hưởng đến người ăn. Bạn cho ớt đã tách hạt vào thùng gạo, đợi 2-3 tiếng rồi cho gạo vào tủ lạnh 4-5 ngày để ngăn ấu trùng tiếp tục nở.
Chống mối mọt gạo bằng tỏi
Tương tự, tỏi với mùi hăng nồng cực mạnh cũng là cách diệt mối mọt trong gạo rất thường được dùng. Bạn có thể đặt vài tép tỏi trong thùng gạo cũng như khu vực xung quanh. Tỏi không chỉ giúp xua đuổi mọt mà còn có thể đuổi được một số loại côn trùng khác.
Sấy hoặc phơi gạo dưới nắng gắt
Đây là cách chống mối mọt và diệt khuẩn tự nhiên, hiệu quả được dùng từ xưa. Bạn phơi gạo dưới ánh nắng gắt vừa có thể xua đuổi mọt trưởng thành vừa có thể giúp chống ẩm cho gạo. Trường hợp không có nắng, bạn có thể sử dụng máy sấy. Nguyên lý vẫn là sử dụng nhiệt để xua đuổi mọt ra khỏi gạo. Mọt gạo ưa ẩm, tối nên sẽ tránh xa nguồn nhiệt.
Đuổi mọt gạo bằng muối hạt
Bạn cho muối hạt vào trong túi lưới hoặc túi vải thưa sau đó đặt vào thùng gạo. Các ion Natri trong muối sẽ ảnh hưởng lên thần kinh của mọt và xua chúng ra khỏi thùng gạo. Lưu ý không nên để quá nhiều muối vì có thể làm gạo bị mặn và hút ẩm.
Chống mọt gạo bằng rượu trắng
Một cách đuổi mọt gạo khác là dùng rượu trắng. Ưu điểm của phương pháp đuổi mọt này là không quá hăng, cay như ớt hay tỏi. Cách làm rất đơn giản: Bạn đặt một ly rượu vào thùng gạo sau đó đổ khoảng 50ml rượu trắng mạnh vào ly. Không cần đậy nắp, hơi rượu sẽ khiến mọt rời đi mà vẫn không ảnh hưởng đến chất lượng gạo.
Những lưu ý để bảo quản gạo ngon lâu
Bên cạnh các biện pháp chống mối mọt bên trên, bạn cũng cần bảo quản gạo đúng cách để tránh sinh mối mọt. Cụ thể, dưới đây là một số mẹo bảo quản gạo chống mối mọt giúp giữ gạo ngon lâu:
- Không mua quá nhiều gạo: Để chống mối mọt thì bạn không nên trữ nhiều gạo trong nhà. Gạo nên được sử dụng hết trong vòng 6 tháng. Nếu lỡ mua nhiều, bạn nên chia nhỏ gạo thành nhiều túi nhỏ để bảo quản.
- Lựa chọn gạo kỹ càng: Khi mua gạo, bạn nên lựa chọn gạo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, hạn sử dụng còn dài, gạo phải được bảo quản trong bao bì kín, không có dấu hiệu bị ẩm mốc.
- Bảo quản gạo đúng cách: Gạo nên được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Nhiệt độ bảo quản gạo lý tưởng là khoảng 20-25 độ C. Nên giữ kín thùng gạo, tránh để lọt bụi bẩn, vi khuẩn vào bên trong.
- Sử dụng các mẹo chống mối mọt: Bạn có thể bảo quản gạo trong túi hút chân không thực phẩm, hộp đựng gạo có nắp đậy kín… cũng như áp dụng các mẹo chống mối mọt đã được đề cập bên trên.
- Thường xuyên kiểm tra: Bạn nên thường xuyên kiểm tra gạo để phát hiện sớm mối mọt
Gạo dễ bị mọt tấn công nên bạn cần chú ý thường xuyên kiểm tra, chống mối mọt. Trường hợp gạo xuất hiện quá nhiều mọt gạo thì bạn nhớ đùng dùng ăn để tránh ảnh hưởng sức khỏe nhé.