Mẹ&Con - Chồng tôi là con một, nhà có điều kiện nên từ bé đã được chiều chuộng vô điều kiện. Anh học giỏi, không hư hỏng phá phách nhưng… khá bướng bỉnh, lúc nào cũng coi bản thân mình là nhất. Chồng giỏi “chém gió”, vợ lao đao Vợ không sinh ra ta nhưng có công 'nuôi dưỡng' và 'dạy dỗ' ta nên người Học cách "nắm thóp" chồng tế nhị của một bà vợ thông minh

Yêu nhau 6 năm trời mới kết hôn, những tưởng hiểu nhau đến tận chân tơ kẽ tóc cuộc sống sẽ dễ thở hơn. Ấy vậy mà có nhiều khi chồng làm tôi tức điên lên bởi những lý do nhỏ nhặt nhưng ức chế vô cùng. Sau một năm trời khóc lóc, vật vã đủ kiểu, nghe lời các “bậc tiền bối” giờ đây tôi đã áp dụng thành công cách trị ông chồng luôn tự kiêu, tự đại.

Ông chồng tôi khá kén ăn. Chỉ cần cơm hơi nhão, canh hợi mặn một chút là càu nhàu, nhăn nhó cả buổi. Nhiều lúc vợ đi làm về trễ, cả chợ chỉ còn duy nhất một quầy bán thịt với đúng một miếng thịt mỡ nhiều hơn nạc, về kho lên đã cố tình chừa cho chồng phần ngon nhất vậy mà gã vẫn giận dỗi: “Toàn thịt mỡ thế này, anh ăn không quen”.

Trong trường hợp này, tôi của ngày xưa thế nào cũng năn nỉ, giải thích, dỗ ngon dỗ ngọt gã ăn bằng được. Tôi bây giờ “cứng” hơn nhiều, vẫn giải thích nhưng chẳng thèm dỗ ngọt, nhẹ nhàng mà quyết đoán: “Chồng đã không thích, phận làm vợ em cũng chẳng dám ép. Sẵn tiện con Pu (chú chó con nhà tôi) đang ốm, để lát em mang cho nó “xử” chắc thích lắm”. Lần đầu chồng giận, nhịn ăn. Đến lần thứ 3, thứ 4 bắt buộc phải tự thích nghi vì không ăn chỉ có nước nhịn đói.

Chồng lì gặp vợ bướng 4

Chồng lì gặp vợ bướng – Ảnh minh họa

Chồng tốt tính nhưng nói trước quên sau, không hề có trách nhiệm với lời nói của mình. Đơn cử như nhiều lần, anh nhắn tin cho vợ: “Mai 8/3, vợ xin nghỉ làm rồi mình cùng đi mua sắm nhé”. Hí hửng mừng thầm, nghe lời chồng “xúi dại” để rồi cả đêm hôm đó ôm gối khóc nức nở vì khuya lắc khuya lơ gã mới được đồng nghiệp dìu về, người nồng nặc mùi bia.

Biết chồng rất thích ăn tôm luộc, chiều đó tôi điện thoại gọi anh về sớm. Chưa thấy mặt nhưng nghe tiếng huýt sáo của chồng, biết chắc rằng anh đang rất vui mừng nhưng khi nghe gã thắc mắc: “Vợ ơi, sao anh xuống bếp mà không thấy nồi tôm đâu nhỉ?” tôi buông thõng: “À, xin lỗi chồng nhé. Hồi chiều em tính ra chợ mua tôm mà ngủ quên mất, 5 giờ mới ra tới chợ nên hết rồi”. Chồng tức lắm, giận vợ mấy ngày liền. Không nhỏ mọn tới nỗi thù dai, việc làm của tôi chỉ để cho chồng hiểu rằng lời nói phải đi đôi với hành động và trách nhiệm. Nỗi đau mà mình gây ra cho người khác, ngày nào đó ắt hẳn phải trở về chính ta.

Thỉnh thoảng cãi nhau, chồng có buột miệng: “Đẹp trai, ga lăng như tôi lấy đâu chả được vợ? Cô viết đơn đùa mà tôi kí thật là toi đấy!”. Dù không đẹp, gia cảnh không giàu sang bằng chồng nhưng ở nhà tôi cũng là công chúa của bố mẹ, tính tình hiền hậu nên ngày chưa kết hôn hàng tá anh theo đuổi, vậy mà…

Để dạy cho chồng một bài học, tôi cắn răng bỏ tiền thuê hẳn một em “chân dài đến nách” tiếp cận, cưa cẩm chồng và… trở mặt như trở bàn tay. (Tất nhiên, điều này hoàn toàn nằm trong sự điều khiển của tôi nên không lo mất chồng hay sợ đối tác làm bậy”. Dù chỉ là cú sốc nhỏ, nhưng chắc chắn sau chuyện này anh sẽ bớt tự tôn, hạ thấp cái tôi trân trọng vợ con nhiều hơn. 

“Sống chung với lũ” là điều vô cùng khó khăn, thế nhưng nếu không còn cách này khác thoát ra khỏi dòng nước lũ, hãy tìm cách chiến đấu để ngoi lên. Chồng tôi đã “cải tà quy chính” rồi đấy, còn chồng bạn thì sao?

Tags:

Bài viết liên quan