Mẹ&Con - Để trẻ biết cách cư xử hơn, bậc làm cha mẹ thường la mắng thậm chí dùng vũ lực để “thuần phục” bản tính ương bướng của trẻ. Tuy nhiên, trẻ em vốn dĩ với đầu óc đơn giản, theo bản năng, bé sẽ làm những gì mà bé “tự” cho là đúng. Nếu ba mẹ dùng “đòn roi” để giáo dục trẻ mà không phân tích cho trẻ biết: Tại sao bé không nên như vậy! Thì ắt có lẽ, đòn roi chỉ để lại sự ấm ức cho bé đến lớn mà không giúp cho bé “lớn khôn” hơn về mặt trí tuệ. Những biểu hiện của của trẻ có thái độ 'hỗn xược', cha mẹ cần chấn chỉnh Làm gì khi bé hỗn

1/Làm “gương” cho trẻ

Điều đầu tiên và cũng là điều quan trọng nhất, đó là: Làm gương cho trẻ. Trước khi “ép buộc” trẻ nghe theo mình, bạn cần chứng minh cho bé thấy: Bạn là người gương mẫu. Bạn cần “Dạ, thưa” với ba mẹ bạn trước mặt trẻ, để trẻ noi gương và làm theo bạn. Tương tự, bạn cũng không nên “chấp nhất” khi bé tỏ ra thiếu lễ phép bằng cách la mắng hay dùng đòn roi. Bạn hãy dùng sự bao dung của mình để “thuần hóa” trẻ bằng cách: vẫn đưa đón bé đi học hàng ngày, cùng bé đi chơi và nhất là cho bé thấy sự hi sinh của mình dành cho bé như: khâu nút áo cho bé vào ban đêm chỉ với một cây đèn pin, …

chieu-day-con-giu-y-tu-khong-duoc-hon-khi-giao-tiep-voi-nguoi-lon

2/Bù đắp tình cảm

Thông thường, trẻ tỏ ra ương bướng với những hành vi lệch lạc là do thiếu sự quan tâm từ phía gia đình. Nếu bạn và chồng quá bận rộn đến mức không thể chúc con ngủ ngon vào mỗi tối hay chở con đi học hàng ngày,… Bạn có thể sắp xếp thời gian để mỗi tuần/ lần cùng con ăn tối quây quần cả gia đình, bù đắp cho con khoảng thời gian thiếu hụt sự quan tâm của gia đình. Thêm vào đó, hãy cùng con chia sẻ về tâm tư, tình cảm của trẻ để mẹ con bạn thêm gần gũi. Từ đó, trẻ sẽ vì bạn mà không hành động thiếu suy nghĩ để làm “mất mặt” ba mẹ.

3/Liên kết với nhà trường

Bạn có thể hỏi han tình hình của bé tại lớp thông qua giáo viên hay bạn bè trong lớp của bé. Khi được thông báo rằng bé có những biểu hiện như: đánh bạn, hỗn với thầy cô,… Đừng vội la mắng trẻ mà hãy hỏi han nhỏ nhẹ với bé, hãy dùng đôi tai để lắng nghe sẽ hữu ích hơn là dùng miệng lưỡi để la, rầy, chỉ trích bé. Bé chắc hẳn là có điều khuất tất không thể hoặc không biết giãi bày với ai. Ba mẹ hãy “hóa thân” thành người bạn của con, cùng con chia sẻ và cùng con suy nghĩ, giải quyết những vấn đề, những mâu thuẫn mà bé gặp phải hàng ngày, như vậy bé sẽ cởi mở hơn với ba mẹ mình và cũng dễ nghe lời hơn khi ba mẹ chỉ bảo bé.

chieu-day-con-giu-y-tu-khong-duoc-hon-khi-giao-tiep-voi-nguoi-lon

4/ Công nhận thành quả của bé

Trẻ nhỏ – thành quả nhỏ, nhưng lúc nào bé cũng muốn được ba mẹ công nhận thành quả cũng như công sức của mình hơn là chê bai hoặc so sánh bé với “con nhà người ta”. Trẻ em rất nhạy cảm, các mẹ nên tránh việc dùng lời nói khiếm nhã để làm tổn thương tinh thần của trẻ. Thay vì nói những câu hàm ý cho rằng : thành quả của con sao bằng con nhà ấy được! Mẹ có thể nói là: Con đã làm rất tốt, nhưng cần phải cố gắng hơn nữa. Như vậy, mẹ nói một câu khen kèm theo một câu khích lệ với hàm ý “Mẹ muốn con đạt được nhiều hơn thế!”. Bé tiếp xúc với mẹ hàng ngày, chắc chắn sẽ hiểu ra ý của mẹ thôi.

 Để dạy dỗ hay nói đúng hơn là uốn nắn cho trẻ biết cách cư xử hơn. Bạn cần thật sự trở thành một người bạn của trẻ, luôn lắng nghe, luôn thấu hiểu trẻ. Cùng bé phân tích những tính huống mà bé mắc phải trong cuộc sống hàng ngày, chỉ dẫn cho bé nhìn nhận, so đo thiệt hơn khi cư xử với những người mà bé gặp. Dần dần trẻ sẽ trở nên ngoan hơn và biết cách “giữ ý tứ” trong lời ăn tiếng nói khi giao tiếp với người lớn. 

Tags:

Bài viết liên quan