Mẹ&Con - Miếng dán tránh thai tuy không phổ biến bằng thuốc tránh thai, song mức độ tiện lợi thì hơn hẳn. Chính vì vậy giờ đây có nhiều chị em chuyển hẳn sang tránh thai bằng phương pháp này. Phát minh thuốc tránh thai dành cho nam giới 7 thay đổi trên cơ thể khi bạn ngưng thuốc tránh thai Có nên tiêm thuốc tránh thai?

Miếng dán tránh thai là gì, cách sử dụng ra sao và ưu nhược điểm thế nào? Mời chị em tham khảo trong bài viết dưới đây.

Miếng dán tránh thai là gì?

Hiểu một cách nôm na, miếng dán tránh thai có hình dạng giống với các loại miếng dán nhức đầu thông thường, màu be, có kích thước khoảng 4.5cm2.

Cách sử dụng

Miếng dán tránh thai được sử dụng bằng cách dán trực tiếp lên bất cứ vùng nào trên cơ thể, ví dụ như bụng, lưng, bắp tay, bắp chân… 7 ngày liên tiếp sau 1 ngày hết chu kỳ kinh nguyệt.

Nếu là lần đầu tiên sử dụng miếng dán tránh thai thì 7 ngày đầu tiên chị em phải kết hợp với một biện pháp tránh thai khác (dùng bao cao su, thuốc tránh thai khẩn cấp…).

Hết thời gian 7 ngày, bóc bỏ miếng dán cũ đi, dán miếng khác vào vị trí cũ hoặc mới. Nếu dán đúng thời điểm thì không cần áp dụng các biện pháp tránh thai khác. Tuần thứ 3 lặp lại tương tự, tuần thứ 4 ngừng dán để kinh nguyệt trở lại. Một ngày sau khi hết kinh nguyệt, lại thực hiện như cũ.

Các hợp chất trong thuốc tránh thai sẽ đi qua da, ngấm vào máu và phát huy tác dụng bằng cách ngăn cản sự rụng trứng cũng như khiến chất nhầy trong cổ tử cung đặc lại khiến tinh trùng khó đi qua để gặp trứng.

Chị em đã hiểu hết về miếng dán tránh thai chưa? 4

Chị em có thể dán miếng dán tránh thai tại nhiều nơi trên cơ thể. (Ảnh minh họa)

Ưu điểm

Ưu điểm dễ thấy nhất của miếng dán tránh thai, đó là tiện lợi, dễ sử dụng. Miếng dán này cũng bám dính rất tốt, không hề bị bong tróc khi đổ mồ hôi, tắm tám hay bơi lội.

Trong trường hợp miếng dán bị rơi ra, chị em chỉ cần dán lại miếng đó hoặc thay miếng dán mới. Nếu miếng dán bị rơi ra trên 24 tiếng, chị em cần áp dụng thêm một biện pháp tránh thai khác nếu quan hệ tình dục.

Nhược điểm

Tuy có nhiều ưu điểm, song miếng dán tránh thai cũng giống như bất cứ biện pháp tránh thai khác, đó là những tác dụng phụ khó tránh khỏi.

Đầu tiên là có thể khiến da dị ứng, tấy đỏ và mẩn ngứa. Bên cạnh đó, chị em còn có thể bị nhức đầu, buồn nôn, đầy bụng, thay đổi tâm trạng, vú cương cứng, mất hứng thú tình dục, tăng cân nhẹ hoặc chảy máu âm đạo bất thường. Sau 2 tuần ngưng sử dụng miếng dán tránh thai, các hiện tượng trên sẽ nhanh chóng chấm dứt.

Vì ngấm qua đường máu nên miếng dán tránh thai cũng có nguy cơ làm cho máu bị vón cục, gây ra bệnh tim mạch. Song song với đó, khi chị em bị bệnh và đang trong thời kỳ phải dùng thuốc thì miếng dán tránh thai cũng không thể nào phát huy hết tác dụng vốn có. Tương tự, thuốc lá cũng vậy.

Những người có tiền sử mắc các bệnh như tim mạch, huyết áp cao, đau nửa đầu, từng phẫu thuật, đái tháo đường, bướu cổ hoặc có khối u… nhất là phụ nữ trên 35 tuổi là đối tượng được khuyến cáo không nên sử dụng miếng dán tránh thai và uống thuốc ngừa thai chứa hàm lượng estrogen cao vì có thể gây ra tai biến.

Không thể phủ nhận mức độ tiện dụng của miếng dán tránh thai, song trước khi áp dụng bất cứ phương pháp phòng bệnh hoặc chữa bệnh nào cách tốt nhất vẫn là bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ.

Chúc các bạn tìm ra biện pháp tránh thai phù hợp nhất cho sức khỏe của mình!

Tags:

Bài viết liên quan