Mẹ&Con – 1 tuổi là giai đoạn quan trọng để trẻ phát triển thể chất và tinh thần. Do đó, xây dựng một thực đơn dinh dưỡng cho bé 1 tuổi luôn là yêu cầu cần thiết đối với các bậc cha mẹ để giúp bé khỏe mạnh, mau ăn chóng lớn và phát triển toàn diện về mọi mặt. Mẹ Việt ở Nhật dạy con biết rửa bát khi chưa tròn một tuổi Cách nấu cháo tôm phô mai cho bé trên 1 tuổi ăn dặm Bổ sung canxi đúng cách cho trẻ dưới 1 tuổi

Trẻ có phát triển khỏe mạnh và đầy đủ hay không phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng được cung cấp trong những năm đầu đời của trẻ. Trong đó, chế độ dinh dưỡng cho bé 1 tuổi là nền tảng đầu tiên để xây dựng một thực đơn ăn uống khoa học, đầy đủ cho trẻ về sau.

Nhu cầu năng lượng của trẻ 1 tuổi

Trong giai đoạn bé 1 tuổi, cứ mỗi 1 kg trọng lượng cơ thể trẻ sẽ có nhu cầu năng lượng trung bình khoảng 110 kcal. Theo cách tính đó, một trẻ 1 tuổi trung bình nặng từ 9 – 13 kg, vậy nhu cầu năng lượng cần thiết cho trẻ sẽ từ 900 – 1300 kcal.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi

Đối với trẻ 1 tuổi, trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày, cần đảm bảo trẻ ăn đủ 3 – 4 bữa chính. Trong thực đơn ăn uống, cần có đầy đủ 4 nhóm thực phẩm gồm: tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ.

Chế độ dinh dưỡng cho bé 1 tuổi 6

Tháp dinh dưỡng cho bé 1 tuổi (Ảnh minh họa).

Mặc dù 1 tuổi là thời kì trẻ chấm dứt sự phụ thuộc vào sữa mẹ,tuy nhiên, vẫn duy trì việc bú mẹ để đảm bảo cho trẻ có đủ 500ml/ngày. Còn lại, nguồn dinh dưỡng chính chủ yếu từ các thực phầm mẹ cho bé ăn hằng ngày.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi bé 1 tuổi, trọng lượng của bé ở độ tuổi này chủ yếu là do khối lượng xương và cơ, rất ít mỡ thừa. Vì vậy, mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bé 1 tuổi chú trọng đến việc tăng cường canxi, chất béo, đạm vào thực đơn ăn hàng ngày của trẻ để giúp trẻ đẩy mạnh quá trình phát triển chiều cao và hoàn thiện hệ cơ, xương, cân nặng. Ngoài ra, để trẻ phát triển toàn diện, cần làm phong phú bữa ăn bằng cách bổ sung các nhóm chất xơ có trong rau xanh, protein có trong trứng sữa, dầu thực vật, các loại vitamin có trong hoa quả, trái cây. Bên cạnh đó, mẹ cần đa dạng nguồn thực phẩm, thay đổi món thường xuyên để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ, mẹ không nên lạm dụng nước hầm xương, mà nên ăn cả cái và nước để hấp thu đầy đủ lượng chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.

Thực đơn dinh dưỡng cho bé 1 tuổi

Chế độ dinh dưỡng cho bé 1 tuổi 7

Thực đơn dinh dưỡng cho bé 1 tuổi (Ảnh minh họa).

Mẹ có thể tham khảo thực đơn dĩnh dưỡng theo khoa học ở bẳng trên để đảm bảo trẻ nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết trong các bữa ăn hằng ngày.

Những lưu ý khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Khi chế biến đồ ăn cho trẻ, cần đảm bảo có đầy đủ 4 nhóm chất cần thiết, cân bằng các chế độ dinh dường, tránh thừa hoặc thiếu các nhóm chất. Bên cạnh đó, cầnbổ sung những nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ, sữa tươi và các chế phẩm từ sữa như phô mai, váng sữa cho sự phát triển đầu đời của bé.

Bổ sung các món ăn phụ cho trẻ như sữa chua, bánh, kem, chuối… để bé tập ăn dần vào những khung giờ thích hợp. Tránh sát giờ ăn hoặc ngay sau bữa ăn khiến bé bỏ ăn hay quá no dẫn đến nôn, tức.

Xây dựng thực đơn cho bé đa dạng các nhóm thực phẩm, đổi mới thường xuyên, nhiều màu sắc như súp, ngô, bí đỏ, thịt, tôm,… để thay đổi khẩu vị và tạo hứng thú trong việc ăn uống cho trẻ.

Tuyệt đối đảm bảo dinh dưỡng và an toàn vệ sinh. Rửa sạch các loại thực phẩm trước khi chế biên.

Nên nấu thiệt nhừ để trẻ dần quen với việc nhai.

Nên tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong bữa ăn của bé. Cho bé ngồi ăn cùng cả nhà để bé học cách nhai, ăn uống cùng mọi người.

Một tuổi là giai đoạn để trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần, tuy nhiên, đây cũng là thời điểm trẻ dễ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Vào độ tuổi này trẻ hay mắc các bênh trẻ em dẫn đến kén ăn, bỏ ăn. Hay việc mọc răng, cai sữa cũng là nguyên nhân khiến trẻ suy dinh dưỡng, gầy và chậm lên cân. Vì vậy, việc cân nhắc lựa chọn để xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bé 1 tuổi sẽ là tiền đề quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển khỏe mạnh, tăng sức đề kháng và giảm thiểu nhiều bệnh tật của trẻ. Bố mẹ cần chú ý làm phong phú các bữa ăn và khuyến kích cũng như động viên chứ không nên ép trẻ ăn làm trẻ thấy nhàm chán, sợ ăn từ đó giúp trẻ phát triển bắt kịp các bạn cùng độ tuổi về chiều cao và cân nặng.

Tags:

Bài viết liên quan