Mẹ&Con – Bé nhà bạn ăn rất nhiều, đủ bữa và đủ chất nhưng vẫn không lên cân, thậm chí còn sụt cân. Nguyên nhân có thể là do bé đang gặp tình trạng kém hấp thu chất dinh dưỡng. Đối phó với bệnh lý tiêu hóa ở trẻ - Truyền Hình Làm Mẹ Cháo thịt bò trứng gà cho bé suy dinh dưỡng Nguồn dinh dưỡng tuyệt vời từ chất xơ

Thế nào là kém hấp thu chất dinh dưỡng?

Hội chứng kém hấp thu chất dinh dưỡng xảy ra khi trong quá trình tiêu hóa. Đây là tình trạng cơ thể không có khả năng hấp thu đầy đủ dưỡng chất từ đường ruột dẫn đến sự thiếu hụt các vitamin, protein khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác làm ảnh hưởng đến sự điều hòa và phát triển của cơ thể. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do ruột thiếu các men tiêu hóa cần thiết, bề mặt thành ruột bị tổn thương làm khả năng tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất bị giảm. Các chất dinh dưỡng không được hấp thu sẽ mất qua phân.

kém hấp thu chất dinh dưỡng

Kém hấp thu chất dinh dưỡng khiến trẻ suy dinh dưỡng (Ảnh minh họa).

Hậu quả của việc kém hấp thu chất dinh dưỡng ở trẻ

Trẻ không hấp thu chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển. Sự thiếu hụt các vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng quan trọng khác có thể làm trẻ chậm phát triển tinh thần, thể chất, suy giảm miễn dịch.

Bên cạnh đó, tình trạng này còn khiến trẻ dễ bị tổn thương ruột non, ối loạn tiêu hóa… Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra thiếu dinh dưỡng và thiếu máu ở trẻ.

Nguyên nhân gây ra tình trạng kém hấp thu chất dinh dưỡng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng kém hấp thu chất dinh dưỡng ở trẻ như:

+ Do hiện tượng không dung nạp sữa: trẻ có phản ứng bất lợi với thành phần dưỡng chất của sữa. Có thể không hấp thụ đường lactose do thiếu men lactase và dị ứng đạm sữa.

+ Do thiếu men tiêu hóa, loạn khuẩn ruột: men tiêu hóa là một chất vô cùng cần thiết cho quá trình tiêu hóa. Tuy nhiên, có thể vì lí do nào đó, cơ thể trẻ không cung cấp đủ lượng men cần thiết dẫn đến bị loạn khuẩn ruột, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dinh dưỡng.

+ Trẻ nhiễm siêu vi đường ruột: bề mặt niêm mạc ruột bị tổn thương dẫn đến tình trạng hấp thu kém kéo dài.

+ Ruột của trẻ hoạt động quá mức: ở một số trẻ quá trình tiêu hóa diễn ra mạnh mẽ vượt mức kiểm soát khiến chất dinh dưỡng chưa đủ thời gian để hấp thu.

+ Do chế độ ăn không hợp lý: việc thừa hoặc thiếu một chất cũng dẫn đến bất thường chuyển hóa khiến quá trình hấp thu các chất thay đổi.

+ Dị ứng thức ăn: việc tránh ăn thức ăn bị dị ứng không giảm nguy cơ trẻ bị dị ứng mà có thể gây hại vì trẻ sẽ không có đủ dinh dưỡng.

Dấu hiệu nhận biết trẻ hấp thu kém chất dinh dưỡng

Tùy vào từng nguyên nhân mà trẻ hấp thu kém chất dinh dưỡng có những dấu hiệu nhận biết khác nhau. Tuy nhiên, các biểu hiện thường gặp là:

+ Trẻ đi ngoài phân lỏng, phân nhiều nước, khối lượng nhiều, mùi tanh, màu nhợt, lổn nhổn, nổi trên mặt nước có váng, bóng, dính vào đáy bô.

+ Trẻ đau bụng không biết nguyên nhân, cảm giác căng trướng, tức nặng, sôi bụng, có khi đau quặn nhẹ quanh rốn.

kém hấp thu chất dinh dưỡng 1

Trẻ hấp thu kém chất dinh dưỡng khiến cho tâm trạng bị ảnh hưởng (Ảnh minh họa).

+ Thể trạng của trẻ suy sụp, sụt cân, mệt mỏi, thường xuyên uể oải thiếu linh hoạt, minh mẫn, thay đổi tính khí thất thường.

 + Có cảm giác mất vị giác ở đầu lưỡi, ở họng. Cổ họng rát và đau khi nuốt làm giảm khẩu vị, gây ra tình trạng trẻ biếng ăn.

+ Dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.

+ Dễ bị bầm da khi va chạm nhẹ, gãy xương, da khô, phát ban, nổi vảy.

Cách xử lý trẻ kém hấp thu chất dinh dương

Để giải quyết được vấn đề kém hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ trước tiên, cần tăng cường chức năng tiêu hóa cho trẻ. Bởi lẽ, khi trẻ đã hấp thu kém chất dinh dưỡng thì dù bạn có cho trẻ ăn khoa học đến mấy mà chức năng tiêu hóa không tốt thì trẻ cũng không thể hấp thu được. Để tăng cường chức năng tiêu hóa ở trẻ, bạn cần:

+ Cho trẻ uống nhiều nước hơn trong ngày.

+ Bổ sung thêm lợi khuẩn giúp cân bằng hệ tiêu hóa.

kém hấp thu chất dinh dưỡng2

Tăng cường bổ sung lợi khuẩn cho bé để hỗ trợ quá trình tiêu hóa (Ảnh minh họa).

+ Đến bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ enzim cần thiết cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Khi hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả, cần chú ý đến chế độ ăn uống và khẩu phần ăn của trẻ.

+ Ăn đủ số lượng cần thiết theo nhu cầu của từng trẻ.

+ Ăn đa dạng các chất để phát triển toàn diện.

+ Chú ý đến khẩu phần ăn của trẻ vì hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu, cho ăn thức ăn lạ phải cẩn thận.

+ Bổ sung nhiều những vi chất quan trọng tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng, tăng khả năng hấp thu như Kẽm, Selen,…

Cần lưu ý tẩy giun, sán định kỳ cho trẻ.

Cách phòng ngừa tình trạng trẻ hấp thu kém chất dinh dưỡng

Cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất 6 tháng tuổi. Nếu trẻ bắt buộc cai sữa mẹ sớm, bạn nên cho trẻ dùng sữa công thức thủy phân một phần.

Không nên cho trẻ ăn thức ăn cứng trước 6 tháng tuổi sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng thức ăn sau này.

Tags:

Bài viết liên quan