Mẹ và Con - Cắn móng tay bị hoại tử là một tình trạng hy hữu, hiếm khi bắt gặp. Thế nhưng, tình trạng này vẫn có nguy cơ xảy ra.

Thói quen cắn móng tay có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng, thậm chí là làm hỏng ngón tay. Vậy nguyên nhân và biện pháp phòng tránh tình trạng cắn móng tay bị hoại tử là gì?

Nguyên nhân gây ra tình trạng cắn móng tay bị hoại tử

Tình trạng cắn móng tay bị hoại tử bắt nguồn từ thói quen cắn, mút tay. Chính thói quen xấu này là cơ hội thuận lợi cho virus, vi khuẩn từ miệng trực tiếp đi vào ngón tay.

thói quen cắn móng tay bị hoại tử

Nếu bạn vô tình cắn vào vùng da thịt, gây chảy máu ở móng tay mà không có biện pháp xử trí kịp thời, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào máu, sinh sôi và gây nhiễm trùng ở móng tay. Lúc này, nếu trì hoãn điều trị, tình trạng nhiễm trùng sẽ ăn sâu vào cơ và những mô lân cận, phá hủy cấu trúc mô cơ, dẫn tới tình trạng cắn móng tay bị hoại tử.

Ngoài ra, nếu cắn móng tay quá thường xuyên (tật cắn móng tay), thói quen xấu này sẽ làm cho cấu trúc móng tay và phần da xung quanh bị thương tổn. Khi phần mô da này trầy xước và chảy máu, vi khuẩn từ môi trường bên ngoài cũng có nguy cơ xâm nhập vào các vết xước này.

Ở giai đoạn nghiêm trọng, khi vết thương không được vệ sinh, khử trùng hoặc có biện pháp xử trí, vi khuẩn sẽ tiếp tục tấn công đến tổ chức mô xương và tủy, gây mưng mủ, phù nề bên trong vùng móng tay. Thậm chí, tình trạng hoại tử có khả năng lan đến tận mô xương.

Dấu hiệu của tình trạng hoại tử móng tay

Ở người cắn móng tay bị hoại tử thường xuất hiện các triệu chứng như:

  • Thay đổi màu sắc, hình dạng ở móng tay: Móng tay khi bị hoại tử sẽ chuyển thành màu xám xịt hay thâm đen. Móng tay cũng bị biến dạng, xuất hiện triệu chứng rạn nứt hoặc sưng. Ngón tay bị hoại tử khi tiếp xúc với những vật cứng sẽ bị nhói lên, gây khó chịu.
  • Đau nhức móng tay: Các tổn thương ở móng tay sẽ gây cảm giác đau đớn, nhức nhối âm ỉ.
  • Móng tay mưng mủ, có mùi khó chịu: Tình trạng nhiễm trùng cùng sự tấn công từ vi khuẩn có thể gây mưng mủ dưới lớp da, khiến móng tay có mùi khó chịu.

cắn móng tay bị hoại tử

Khi xuất hiện những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ cắn móng tay bị hoại tử, bạn nên nhanh chóng khám ngay, để từ đó biết được nguyên nhân và có biện pháp xử trí kịp thời, giảm thiểu nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.

Cách điều trị tình trạng cắn móng tay bị hoại tử

Để khắc phục tình trạng cắn móng tay bị hoại tử, bạn hãy tham khảo nhanh những lưu ý này nhé:

  • Dừng ngay thói quen cắn móng tay vì điều này không những gây mất vệ sinh, dễ khiến vi khuẩn xâm nhập và lây lan mà còn làm trầm trọng hơn các triệu chứng hoại tử.
  • Vệ sinh đúng cách vết thương có dấu hiệu hoại tử. Bạn có thể sử dụng nước muối, sau đó băng bó vết thương và đi tới bệnh viện để được điều trị chuyên sâu.
  • Bạn nên đi khám để được bác sĩ chỉ định dùng những loại thuốc phù hợp. Lưu ý là tránh tự ý dùng thuốc tại nhà khi chưa có sự chỉ định hoặc kê đơn của bác sĩ.
  • Sau khi điều trị, bạn nên giữ vệ sinh cho vùng vết thương hoại tử. Băng bó vùng vết thương mỗi ngày, giữ khô ráo và tránh băng quá chặt.
  • Ở các trường hợp bị hoại tử nặng, bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ phần da hoại tử, thậm chí là một phần ở ngón tay nhằm tránh tình trạng hoại tử lan đến các vùng mô xung quanh.

Phòng ngừa tình trạng cắn móng tay bị hoại tử

Do các biến chứng nguy hiểm đằng sau thói quen cắn móng tay, mỗi người nên ý thức về điều này. Đồng thời, bạn nên chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa tình trạng cắn móng tay bị hoại tử như:

  • Vệ sinh tay sạch sẽ và đúng cách: Thói quen rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh sẽ giữ cho tay luôn sạch sẽ, giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn. Bạn nên tuân thủ những bước rửa tay đúng cách ở những ngón tay, lòng bàn tay với xà phòng diệt khuẩn.
  • Cắt móng tay sao cho gọn gàng và sạch sẽ. Bên cạnh đó, các dụng cụ bấm móng cũng nên được vệ sinh thường xuyên, tránh dùng chung bộ bấm móng với người khác.
  • Bỏ thói quen cắn móng tay: Đối với nhiều người, đây có thể là một thói quen khó bỏ. Tuy nhiên, thói quen này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe. Do đó, bẹn nên dần dần và kiên trì từ bỏ.
  • Chăm sóc móng tay bằng những sản phẩm dưỡng: Các loại kem dưỡng ẩm cho tay nếu được dùng thường xuyên sẽ mang đến sự mềm mại cho bàn tay. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng thúc đẩy sự tăng sinh collagen, mau lành vết thương.
  • Bảo vệ vết thương ở tay: Khi gần móng tay có những vết thương hở, thì không được đưa lên miệng. Bạn bạn nên cẩn thận vệ sinh và băng bó vết thương để tránh bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập.
  • Tăng sức đề kháng cho cơ thể: Xây dựng lối sống khoa học để củng cố hệ miễn dịch bằng cách bổ sung đủ các dưỡng chất cần thiết, ngủ đủ giấc, tập luyện thể dục thể thao… Các thói quen tốt này sẽ giúp cơ thể có đủ sức mạnh để chống lại mọi sự tấn công từ những loại virus, vi khuẩn gây bệnh.

phòng ngừa cắn móng tay bị hoại tử

Trên đây là những thông tin mà Tạp chí Mẹ và Con muốn chia sẻ tới bạn về vấn đề cắn móng tay bị hoại tử. Thói quen cắn móng tay tuy đơn giản, nhưng lại gián tiếp truyền virus, vi khuẩn từ khoang miệng và môi trường vào các vết thương trên da. Vì thế, nếu bạn có thói quen này, thì hãy tập bỏ càng sớm càng tốt nhé!

Bài viết liên quan