Mẹ&Con – Nhiều mẹ cho con bú hoài mà bé vẫn không tăng cân nên thường được rỉ tai là do sữa mẹ bị nóng. Điều này có thật sự đúng không? Phải làm cách nào để cải thiện sữa mẹ bị nóng? Khi trẻ sơ sinh bú sữa mẹ bị táo bón mẹ phải nhớ tuân thủ 4 nguyên tắc ăn uống này Làm gì khi bé bị dị ứng sữa mẹ? Vắt và bảo quản sữa mẹ đúng cách

Dân gian vẫn có câu “mẹ ăn gì con bổ nấy”. Do đó, làm xuất hiện nhiều nghi vấn do sữa mẹ nóng nên con không tăng cân. Do sữa mẹ nóng làm ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tiêu hóa của trẻ. Do sữa mẹ nóng cũng làm cho con bị nóng theo xuất hiện các loại mụn nhọt. Điều này làm nhiều mẹ cảm thấy rất băn khoăn, lo lắng và có mong muốn muốn cải thiện sữa mẹ bị nóng.

Tuy nhiên, theo Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Công Khanh, chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam, quan niệm sữa mẹ nóng, sữa mẹ không tốt là không có cơ sở chính xác. Đối với trẻ sơ sinh, cân nặng và sự phát triển của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ, khả năng hấp thụ của con, cách mẹ cho con bú… Do đó, việc trẻ bú mẹ mà không tăng cân hoặc có các dấu hiệu như tiêu chảy, nổi mẫn ngứa còn có thể do cơ thể trẻ phản ứng với thành phần nào đó trong sữa mẹ.

cải thiện sữa mẹ bị nóng

Trẻ bú sữa mẹ mà không tăng cân có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân (Ảnh minh họa).

Trên thực tế, về cơ bản, sữa của các bà mẹ đều có chất lượng tương đương nhau. Tuy nhiên, sữa của một bà mẹ đều có thời điểm tốt và xấu. Thời điểm tốt là sữa cuối có màu trắng đục. Vì vậy, nếu như trước khi cho con bú mà mẹ không vắt bớt sữa đầu có màu trong đi, thì đến khi có sữa trắng đục mà con đã bú no thì cũng góp phần làm cho trẻ chậm lớn.

“Sữa mẹ nóng” phải làm sao?

Khi thấy trẻ bú sữa mẹ mà xuất hiện một số biểu hiệu như uống mãi không tăng cân, trẻ bị nổi mụn nhọt hay tiêu chảy… mẹ nên tìm hiểu rõ nguyên nhân để có cách giải quyết triệt để vấn đề.

Nếu nguyên nhân xuất phát từ nguồn sữa mẹ, mẹ có thể tham khảo một số cách sau:

Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Sữa mẹ được tổng hợp từ nguồn thực phẩm trong các bữa ăn của mẹ. Do đó, muốn cải thiện sữa mẹ bị nóng, mẹ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng của mình. Bổ sung thêm vào thực đơn những thực phẩm kích thích nguồn dinh dưỡng tốt cho sữa mẹ, nên chọn một số loại thực phẩm có năng lượng cao mà lại giúp sữa mẹ mát như rau đay, đậu đỏ, lá khoai lang, hạt rau diếp cá, chân dê… Uống nhiều nước, đặc biệt là các loại nước hoa quả tươi như cam, chanh, đu đủ…

Cho trẻ bú sớm và bú đúng cách: Trong sữa mẹ, nhất là sữa non, chứa rất nhiều loại kháng thể giúp bé sơ sinh chống lại các bệnh nhiễm trùng khi bé chưa đủ thời gian tự tạo lập kháng thể. Vì thế, các mẹ nên cho con bú càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh. Sữa non thường dễ tắc nên trước và sau khi cho con bú, mẹ nên dùng tay day ép bầu vú nhẹ nhàng để tránh sữa đông kết. Việc cho bé bú đều đặn sẽ tăng tiết hormone, kích thích tuyến sữa hoạt động mạnh. Khi cho trẻ bú, người mẹ ở tư thế thoải mái, có thể nằm hoặc ngồi, để toàn thân trẻ sát vào người mẹ: miệng trẻ ngậm sâu vào quầng đen bao quanh núm vú để động tác bú được tốt hơn. Để không bị tắc tia sữa, mẹ phải giữ thật sạch đầu vú, nhất là ở các kẽ của núm vú. Trước khi cho trẻ bú, phải lau sạch và vắt vài giọt đầu bỏ đi, khi bú xong cũng cần lau sạch và khô. Khi thấy sữa chảy không thành tia hoặc tia bị tắc thì phải dùng tay xoa cho mềm vú, dùng ống hút sữa hoặc dùng tay vắt mạnh để thông sữa. Có thể dùng khăn ấm hoặc túi chườm nóng kết hợp với day ép để nhanh có sữa.

Hạn chế dùng các loại thuốc uống khi đang cho con bú: Các loại thuốc uống dù ít hay nhiều cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng một cách gián tiếp đến chất lượng sữa. Các thành phần có trong thuốc sẽ làm cho nội tiết trong người mẹ thay đổi dẫn đến chất lượng sữa cũng thay đổi. Do đó, trừ những trường hợp bắt buộc, nhất quyết phải uống thuốc để điều trị thì mẹ nên hạn chế uống thuốc. Khi uống thuốc trong thời gian cho con bú mẹ nên tìm tới bác sĩ để có lời khuyên và phương án tốt nhất cho cả mẹ và con.

cải thiện sữa mẹ bị nóng 1

Nên hạn chế uống các loại thuốc trong thời gian đang cho con bú để không làm thay đổi chất lượng sữa mẹ (Ảnh minh họa).

Hy vọng, với những thông tin trên đây sẽ giải đáp phần nào các thắc mắc liên quan đến vấn đề sữa mẹ bị nóng và cách cải thiện sữa mẹ bị nóng để giúp các mẹ nuôi con tốt hơn.

Tags:

Bài viết liên quan